Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm
Đức Phật, mặc dù Ngài là một thái tử và có rất nhiều tiện nghi, xa hoa, [nhưng] sau khi đã khai ngộ, Ngài sống cuộc đời của một tu sĩ khất thực mà không cảm thấy khó chịu chút nào và không cảm thấy hối tiếc. Không phải đi xuất gia làm cho Ngài hạnh phúc, bởi vì vào thời đó cũng có nhiều nhà sư chưa đạt được khai ngộ, nên họ sống cuộc đời đầy hiềm khích, tranh giành và vô minh, đấu tranh giữa danh lợi, và thậm chí không để yên cho Đức Phật. Có khi họ cũng muốn làm hại Đức Phật. Chính vì niềm hỷ lạc bên trong, Niết Bàn nội tại biểu hiện trong cuộc sống mỗi ngày của Ngài – đã giữ cho Ngài được an định trong mọi thử thách mà con người không thể chịu nổi. Thậm chí nhiều khi, do từ trường cạnh tranh của những nhà sư thuộc đạo khác, mà mấy tháng liền Đức Phật không thể nhận được cúng dường, và Ngài phải sống bằng thức ăn của ngựa – nhưng dù vậy, Ngài không hề cảm thấy tuyệt vọng; Ngài không bao giờ chạy về cung điện để xin vua cha một ít vàng để qua được cơn đói hoặc để làm cho Ngài được thoải mái hơn.Người tu hành nào cũng đều biết sự xả bỏ này khi họ đạt đến một đẳng cấp trí huệ cao. Mặc dù họ có thể chọn ở lại thế gian và trở thành vua, hay quan, hoặc làm doanh nhân, chỉ để tiếp tục cuộc sống bình thường. Nhưng trong thâm tâm, họ không còn ham muốn danh vọng, tên tuổi hay lợi lộc nữa. Giống như thời Đức Phật, nhiều người phỉ báng Ngài và gây nên nhiều trở ngại cho việc thuyết pháp của Ngài, nhưng Ngài không bao giờ dao động, Ngài không bao giờ đau khổ vì hành động bất thiện của người khác. Đó là tại vì trong tâm Ngài, tất cả đều trống không – mọi ham muốn đều không có, mọi tức giận và chấp trước cũng không. Dù bên ngoài thì Ngài hành động cũng giống như người khác, nhưng Ngài không còn là con người bình thường theo nghĩa thông thường nữa.Đức Phật cũng có nhiều đệ tử tại gia đã chọn ở lại thế gian và sống như họ đã sống trước đó, nhưng bên trong họ đã đạt được đẳng cấp tâm linh rất cao. Giống như Ngài Duy Ma Cật, hoặc Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát – Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát. Dù Ngài có dáng vẻ của một cư sĩ bình thường và là một phụ nữ xinh đẹp với trang phục và đồ trang sức lộng lẫy, nhưng Ngài là một vị Phật.Cho nên chúng ta biết là có hai cách tu hành. Một cách là có thể từ bỏ thế gian và đi đến một nơi biệt lập để tu hành. Cách thứ hai là có thể ở lại thế gian và trở thành một vị thánh khai ngộ và tiếp tục bổn phận của mình. Bởi vì rừng rậm núi non không thể mang lại cho chúng ta sự khai ngộ và một tâm hồn đổi mới. Nếu không có pháp tu, thì dù chúng ta có ở đâu hay có làm gì đi nữa, chúng ta cũng vẫn vô minh. Người-thân-hổ, -sư tử, -báo đốm, họ sống trong rừng rậm. Không ai làm phiền họ. Cuộc sống của họ không hề có chướng ngại, không hề có áp lực thế gian để cho họ thành hung bạo. Tuy vậy, khi sinh ra là họ đã hung bạo, sống hung bạo và chết cũng hung bạo. Và một số đệ tử của Đức Phật, hoặc một số đệ tử của các vị Thánh khác, Họ ở lại thế gian, nhưng Họ khai ngộ, Họ từ bi, và Họ là những chúng sinh thánh thiện.Và trên thế giới này có rất nhiều cuộc “thánh” chiến xảy ra giữa các tôn giáo khác nhau, cũng như trong cùng một tôn giáo. Đó là vì sự vô minh. Cho nên, nơi chốn, môi trường hoặc tôn giáo không thể giúp chúng ta nếu chúng ta không biết bí quyết khai ngộ. Cho dù chúng ta thay đổi y phục và từ bỏ mọi thứ trên thế gian này để theo đuổi sự khai ngộ, nhưng nếu không biết cách hoặc không biết làm thế nào, thì vẫn vô ích.Trong Vũ Trụ có những quy Luật, và chúng ta phải tuyệt đối tuân theo. Muốn làm bất cứ điều gì thì cũng phải tuân theo quy Luật, Quy định, nếu chúng ta muốn thành công. Trong thân thể, có những cơ quan dành cho các chức năng khác nhau. Nếu biết được cơ quan nào dành cho sự khai ngộ tâm linh, thì chúng ta có thể sử dụng nó để trở nên khai ngộ. Bằng không thì, nếu chúng ta dùng không đúng vị trí [của cơ quan], tu không đúng pháp, không cần biết là bao lâu, tu như vậy cũng chẳng đạt được gì hết.Trước khi khai ngộ, Đức Phật cũng tu sai cách. Nghĩa là Ngài đã tu rất nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm cả khổ hạnh – nhịn đói trong nhiều tháng liền, làm tổn hại đến thân thể và khả năng suy nghĩ, thậm chí cả sức mạnh tâm linh của Ngài. Chỉ đến khi sau sáu năm tu sai cách, Ngài mới nhận ra rằng Ngài phải tu Trung Đạo, con đường bình thường, và rồi có lẽ Ngài đã gặp đúng Thầy và tu đúng Pháp. Cho nên chỉ sau 49 ngày [tọa thiền] dưới gốc cây Bồ đề, Ngài đã đạt được khai ngộ.Nhưng có lẽ Ngài phải tu sai cách như vậy vì Ngài là Phật; Ngài phải làm như vậy để chỉ cho chúng ta thấy sự sai lầm, để chúng ta không bị sai như vậy. Hoặc có lẽ Ngài phải nếm chịu luật nhân quả như mọi người khác khi sinh ra trên thế giới này, trước khi khai ngộ. Tại vì thời trẻ Ngài đã hưởng thụ một cuộc sống xa hoa mà không đóng góp gì cho xã hội và đất nước của mình. Có lẽ đó là lý do mà Ngài phải trải qua loại đau khổ đói khát này – để bù đắp cho quá khứ, mặc dù Ngài đã không cố ý làm như vậy.Tôi chỉ nói “có lẽ” thôi, vậy xin thứ lỗi cho tôi nếu như tôi có nói sai. Dù sao thì chúng ta cũng có thể biết được khi gặp Đức Phật ở Niết Bàn. Những điều tôi biết, tôi không thể chứng minh cho quý vị. Nên tôi mời quý vị đến và tự chứng minh cho mình – rằng Đức Phật có phải đã chịu nghiệp hay không, hay là Ngài phải làm như vậy vì lợi ích cho sự hiểu biết của chúng ta.Tôi muốn nói với quý vị nhiều điều, nhưng thời gian của chúng ta có hạn. Và cũng vậy, nhiều điều tôi biết, cũng không thể nói bằng ngôn ngữ thế gian. Tôi chỉ có thể cống hiến cho quý vị phương pháp, để quý vị có thể tự mình biết bằng cách khai mở trí huệ, khai mở Phật nhãn của quý vị. Rồi sau đó quý vị sẽ biết mọi thứ mà không cần vị Minh Sư hay là vị Thầy nào nói cho quý vị biết. Và sự hiểu biết mà quý vị đạt được là vĩnh viễn – đó là của quý vị, đó là sự hiểu biết trực tiếp.Thành ra… Cảm ơn quý vị. Vậy cũng tốt; quý vị vỗ tay cũng tốt. Ít ra thì cũng sẽ có người thức dậy và không ngủ gục. Nhưng có thể có người đang Nhập định và quý vị đã đánh thức họ dậy. Nhưng mà cũng đã đến giờ rồi. Vậy, mọi người nên thức dậy.pPhoto Caption: VỚI ĐỨC TIN CHÂN THẬT, Ở ĐÂU CHÚNG EM CŨNG MỌC XANH TƯƠI!