Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm
Đức Karmapa thứ 17, Ogyen Trinley Dorje, là vị lãnh đạo tinh thần của dòng truyền thừa Cát Mã Ca Nhĩ Cư có từ 900 năm qua của Phật Giáo Tây Tạng. Đức Karmapa thứ 17 soạn và sáng tác nhiều vở kịch kết hợp ca kịch Tây Tạng truyền thống với nghệ thuật sân khấu hiện đại. Vở kịch đầu tiên ngài viết, về cuộc đời của hành giả yoga vĩ đại người Tây Tạng, Milarepa, đã thu hút khoảng 20.000 khán giả vào buổi ra mắt, năm 2010, tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ. Mặc dù được nuôi dưỡng với thói quen ăn thịt trong gia đình du mục tại Tây Tạng, nhưng Đức Karmapa thứ 17 đã từ bỏ thịt và kiên quyết khuyến khích người khác ngừng mua thịt, ngừng sản xuất thịt và ngừng ăn thịt. Đức Karmapa thứ 17 mạnh mẽ tin tưởng vào lòng từ bi, yêu thương nhân ái, nữ quyền, trường chay và chăm sóc Mẹ Địa Cầu, là những giá trị đại đồng. Trong một bài diễn thuyết về trường chay được giảng vào ngày 3 tháng 1 năm 2007, tại Đại Pháp hội Kagyu Monlam thường niên lần thứ 24, tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ, Đức Karmapa thứ 17 đã chỉ thị cho tất cả tín đồ của ngài phải tuân thủ trường chay: “Bất kỳ tu viện nào thuộc phái Kamtsang Kagyu, nhà bếp tu viện không thể và không được nấu thức ăn bằng thịt. Và nếu quý vị mang thịt và nấu trong nhà bếp tu viện, thì đó có nghĩa là quý vị không coi tôi là thầy của quý vị, quý vị không thuộc về phái Cát Mã Ca Nhĩ Cư. Và không có gì để bàn cãi về điều đó. Vậy là chấm dứt. Điều đó rất quan trọng”. Bây giờ chúng tôi sẽ chia sẻ cùng quý vị, các trích đoạn từ những bài giảng của Đức Karmapa thứ 17 về trường chay, và các Đức Karmapa trước đây cũng ăn chay nghiêm ngặt. “Vài năm trước tại một Pháp hội Monlam của phái Ca Nhĩ Cư, tôi đã nói về chủ đề trường chay, về việc bỏ ăn thịt. Quý vị có thể nói đó là một thông báo, nhưng thật sự như là đưa ra một đề nghị. Kể từ đó, nhiều năm trôi qua, và qua nhiều năm, tôi đã nghe mọi người nói nhiều điều khác nhau. Một số người thậm chí đã nói: ‘Ồ, Ogyen Trinley Dorje nói rằng nếu không từ bỏ ăn thịt thì quý vị không phải là tín đồ phái Ca Nhĩ Cư’. Bây giờ, thật ra câu đó không phải do tôi nói, mà là Đức Karmapa thứ 8, Mikyo Dorje, đã nói câu đó. Vậy, đó không phải ý tưởng của tôi, và không phải như tôi đã nói tốt hơn là bỏ thịt, nếu không quý vị không phải tín đồ phái Ca Nhĩ Cư’. “Cũng vậy, nếu quý vị đọc lời bình của Đức Karmapa thứ 8 về Luật tạng, Quỹ đạo của Mặt trời Rõ ràng Chiếu sáng Thế gian, có nói rằng khi thực hiện các nghi thức Gutor và Mahakala vào cuối năm, không được có thịt trong những cúng dường đó. Ngài không chỉ cấm ăn thịt trong Đại Tu Viện Di Động, mà còn quảng bá trường chay cho người Tây Tạng trên khắp Tây Tạng. Trong mục lục các Tác phẩm được Trích tuyển của Đức Karmapa thứ 8, cũng có một lời khuyên dành cho người Tây Tạng liên quan đến việc tại sao không thích hợp khi ăn thịt của thú vật không có khả năng tự vệ. Do đó, chúng ta có thể thấy rằng Đức Karmapa thứ 8 không chỉ cấm ăn thịt trong Đại Tu Viện Di Động mà còn khuyến khích trường chay trên khắp Tây Tạng”.