Thật ra, Karma Yoga có một cách uyên thâm hơn để liễu ngộ. Là quý vị phải làm việc, làm việc trong mọi cách, nhất là làm việc tình nguyện, và dâng hiến lên Thượng Đế, để xóa nghiệp của quý vị. Đó là lý do họ gọi là Karma Yoga.
Tóc tôi sao vậy? Nếu có tóc, cũng có vấn đề. Không có tóc, cũng có vấn đề. Trước kia tôi không có tóc, mỗi khi đi qua phi trường, họ kiểm tra tôi quá chừng. Họ uốn cong giày tôi và chụp X-quang từng lớp trong túi xách của tôi, như thể tôi giấu giếm gì đó. Không phải quốc gia nào cũng biết đầu trọc nghĩa là gì. Bởi vì họ cũng có một số người như, băng đảng đầu trọc trong nước họ. Tôi không muốn đề cập đến tên. Băng đảng đó gây rắc rối, và họ nổi tiếng trên thế giới vì gây rắc rối. Vì tôi cũng có đầu trọc, nên tôi có thể là một trong các thành viên băng đảng. Rồi tôi gặp rắc rối. Vì thế tôi bắt đầu để tóc, thì lại có rắc rối khác. Tôi phải chải, phải gội. Rồi bây giờ, thậm chí phải nhuộm tóc, điều mà tôi không thích. Nhưng đó là một phần của công việc. Quý vị không tin đâu, nhưng đó là một phần của công việc. Trước đây, tôi không biết, làm Minh Sư phải là người tóc vàng. Mà rồi nó thành như vậy đó.
Có một tập trong vở kịch nhiều tập của Mỹ. Tập chương trình tên là “Monk”. Thanh tra viên này tên là Monk. Ông là thanh tra viên rất xuất sắc, biết nhiều điều và luôn giải quyết nhiều vụ án, mà không ai khác có thể làm được. Và cùng với nhiều cảnh sát, thanh tra viên khác, họ làm những việc tốt. Và trưởng phòng của một sở cảnh sát, ông già hơn và có một bộ ria mép, như vậy. Và rồi một ngày nọ, ông bị chuyển đi nơi khác hay gì đó. Và ông để anh phó phòng, là một chàng trai rất trẻ, có thể hai mươi mấy, chưa tới 30, đảm nhiệm chức vụ của ông. Rồi, viên phó phòng trẻ này cũng để bộ ria mép ở đây, rất to. Và mọi người đi vào nhìn anh ta và nói: “Gì đây? Sao vậy?” Và anh nói: “Một phần của công việc”. Bởi vì ông sếp cũng có ria mép, nên anh nghĩ phải để ria mép chỉ để trông có thẩm quyền hơn. Anh nói: “Một phần của công việc”.
Cho nên, thật sự là tùy vào chúng ta, có nuôi thú cưng hay không, hoặc chúng ta đã chọn đi theo vị thầy nào đó, để tu kiểu pháp môn nào đó trong tám vạn bốn ngàn [pháp môn]. Chúng ta phải theo lòng mình và cần phải sống một cách chính trực. Lúc đó chúng ta có thể chắc chắn về nhà và/hoặc là ít nhất có một cuộc sống thoải mái trong cõi vật chất này. Vì vậy, sự nhất tâm bất loạn và tình thương đều giúp quý vị. Tập trung vào thời điểm hiện tại thôi cũng giúp quý vị rất nhiều. Bởi vì đó có nghĩa là quý vị tách khỏi tất cả nhân quả của thế giới; chúng sẽ không chạm vào quý vị. Chúng ta không những có nghiệp mà mình mang theo từ khi ra đời, mà còn bị nhiễm bởi nghiệp của người xung quanh nữa. Một trong các triết gia người Hoa, tôi nghĩ là Trang Tử – “Tử” nào đó, họ đều tên “Tử”, một trong các “Tử” nói rằng xã hội là một bồn nhuộm lớn, như chúng ta cùng với nhau, nên được nhuộm hầu như với màu tương tự, bởi vì chúng ta ở trong cùng một bồn với chất nhuộm trong đó. Xã hội là một thùng nhuộm lớn. May thay, tôi vẫn còn nhớ vài câu. Như vậy, quý vị sẽ nghĩ tôi cũng có chút học vấn. Tôi nói rằng thật tốt là tôi vẫn còn nhớ vài câu, để quý vị nghĩ rằng tôi cũng có chút học vấn.
Nếu quý vị tập trung vào bất cứ gì chúng ta đang làm vào lúc này, điều đó cũng giúp ích. Đó gọi là Karma Yoga trong thuật ngữ tâm linh. Mọi thứ đều gọi là yoga hoặc pháp tu hành ở Ấn Độ. Điều đó cũng đúng, thành ra Đức Phật mới nói chúng ta có tám vạn bốn ngàn pháp môn tu hành. Có một câu chuyện về anh chàng đến học với vị Thiền Sư. Thiền Sư dạy anh nhiều điều, nhưng anh chẳng đi tới đâu cả. Có lẽ anh không tu tập tốt; có lẽ anh ngủ ngay khi ngồi trên đệm, hoặc có lẽ anh chỉ ngồi đó nghĩ về chuyện khác. Nên, anh không hề tiến bộ. Vì vậy anh đến thỉnh cầu Thiền Sư: “Xin giúp con. Còn có điều gì khác mà thầy chưa dạy con không?” Thiền Sư nói: “Ta đã dạy anh hết rồi. Tùy vào anh có sử dụng nó hay không”. Anh nói: “Nhưng con chẳng đi tới đâu cả. Con không làm được gì cả. Thậm chí không thể tập trung”. Vì vậy, Thiền Sư bảo: “Được rồi, có một điều khác, cách khác”. Anh nói: “Dạ, xin cho con biết”. Thế là, Thiền Sư bảo: “Ra ngoài, tìm việc làm, kiếm sống”.
Bởi vì thật ra, khi làm việc, quý vị phải tập trung vào công việc của mình; bằng không, quý vị không thể làm việc giỏi, hoặc bị sa thải. Vì kế sinh nhai, quý vị phải tập trung vào công việc. Quý vị phải làm vậy. Công việc được giao cho quý vị, quý vị phải làm, không có lựa chọn. Nên, quý vị tập trung vào công việc, vào công việc hiện tại. Đó cũng là loại chú tâm trọn vẹn khác. Và điều đó được gọi là “Karma Yoga” tại Ấn Độ. Nhưng thật ra, Karma Yoga có một cách uyên thâm hơn để liễu ngộ. Như quý vị phải làm việc, làm việc nào đó, hoặc nhất là làm việc tình nguyện, và hiến dâng lên Thượng Đế, để xóa nghiệp của quý vị. Đó là lý do họ gọi là Karma Yoga. Không phải Kama Sutra, cái đó khác. Đàn ông, đừng nghĩ vớ vẩn. Phụ nữ không biết, phải không? Tôi phải biết nhiều thứ, xin lỗi. Tôi buộc phải biết. Đôi khi họ mang sách cho tôi. Họ nói: “Sư Phụ, sách hay; sách hay sách hay”. Được, tốt. Tôi tin tưởng, và tôi xem. Ồ, tất cả các loại hình ảnh, mà tôi chưa từng thấy trước đây, bên trong sách và chú thích. Đó là Kama Yoga. Nó khác với Karma Yoga Kama Sutra thì khác với Karma Yoga. Tôi không cần đọc cái đó, làm ơn. Không cần. Làm thầy đôi khi thật là phiền toái. Nhiều điều người ta hỏi mình, mình phải biết. Để mình có thể cho họ biết: “Cái đó tốt, cái kia không tốt. Tránh xa nó”. Chẳng hạn vậy. Tôi không cần phải biết quá nhiều thứ, cảm tạ Thượng Đế, bởi vì quý vị tu Pháp Môn Quán Âm và quý vị tự mình đạt khai ngộ. Quý vị không cần hỏi tôi nhiều thứ quá. Đôi khi quý vị hỏi, chỉ hỏi vớ vẩn về mèo, chó, gì đó của quý vị. Nhưng không có gì lớn lao.
Vậy đó là cách Karma Yoga thực hành. Và bảy năm sau, anh chàng này trở lại gặp vị Sư Phụ, và anh nói anh vẫn chưa đạt được điều gì cả. Thế là vị Sư Phụ nói: “Vậy thì ta không thể giúp anh”. Đó là cánh cửa cuối cùng mà Thiền Sư có thể chỉ cho anh ta, và anh ta vẫn không làm cho tốt. Quý vị biết đó, một số người không tập trung vào công việc của họ. Họ chỉ làm việc cho qua thời gian, nhìn đồng hồ, chờ về nhà, chứ không thật sự cống hiến sức chú ý của họ vào công việc. Bất cứ làm việc gì, quý vị phải làm như công việc cuối cùng trong đời, lần cuối cùng quý vị được làm điều gì đó để góp phần cho thế giới, tất cả sự chú tâm đó. Quý vị làm việc với lòng tôn trọng, với sự tận tâm, với niềm vui – rằng quý vị có được một việc, rằng quý vị không phải là người vô dụng, rằng quý vị có thể góp phần cho thế giới mà quý vị mang ơn quá nhiều từ khi mình ra đời. Đó là thái độ mà chúng ta phải có. Chúng ta nên rất vui mừng là được giao cho bất cứ việc gì và làm hết khả năng của mình. Cho dù quét nhà, quét dọn nhà vệ sinh, hoặc là tổng thống của một quốc gia – tất cả chỉ là công việc. Và tôi không chắc công việc nào tốt hơn, việc tổng thống hay là việc quét dọn. Tôi nghĩ việc quét dọn tốt hơn cho quý vị. Quý vị có thể quét nhà, lau gạch men và niệm Năm Hồng Danh cùng một lúc. Hiến dâng cuộc đời và công việc của quý vị cho Thượng Đế.
Nhưng nếu là tổng thống, tôi không nghĩ quý vị có thời gian để thậm chí niệm một câu trong Năm Hồng Danh, hoặc Món Quà mà tôi tặng quý vị. Đủ mọi việc sẽ đến với quý vị ngày đêm. Và thậm chí khi ngủ, vấn đề của quý vị sẽ đi ngủ với quý vị, đó là nếu mình có thể ngủ. Tôi không phải là tổng thống, nhưng tôi biết. Tối hôm qua, chẳng hạn, tôi không ngủ được, vì các vấn đề của những người khác. Chúng không mời mà đến. Vậy, tưởng tượng tổng thống phải đối phó với quá nhiều thứ như thế nào: trên bình diện quốc tế, quốc gia, và cả với nhân viên, với rất nhiều ngã chấp xung quanh ông. Chắc chắn, tổng thống hoặc vua có nhiều người giúp họ, tình nguyện nữa. Nhưng ông cũng phải đối phó với mấy ngã chấp này. Họ không giúp vô điều kiện, như chó hoặc mèo. Họ muốn điều gì đó, muốn được chú ý hoặc ít nhất phần thưởng nào đó, một nụ cười, lời khen từ quý vị, hay giấy chứng nhận Tình nguyện Viên của Năm, Thực tập sinh của Thế kỷ, bất cứ gì. Họ cũng muốn được để ý đến, được sự chú ý từ người đứng đầu, từ nhà lãnh đạo quốc gia, hãnh diện được làm việc cạnh ông ấy. Và họ cũng có lúc vui lúc buồn, có ngã chấp, có sự cạnh tranh của họ. Tất cả năng lượng này, tất cả than phiền của họ, lặng lẽ hay ồn ào, cũng sẽ vào đầu quý vị khi quý vị ngủ. Vì chúng ta hấp thu mọi điều xung quanh bằng thân thể của mình, chúng ta cũng hấp thu năng lượng, ý nghĩ của người khác, tốt hay xấu. Đó là vấn đề khi sống trong xã hội.
Thành ra nhiều vị Minh Sư, Họ chỉ rời khỏi thế gian. Họ thật sự chán ngấy; Họ nghĩ thế giới này hết thuốc chữa. Không có phương cách nào để giúp thế giới thật tuyệt vọng này, thật phiền phức, thật phức tạp. Thành ra nhiều vị Minh Sư, Họ ở nơi khác, đi rất sâu vào Hy Mã Lạp Sơn, như Gaumukh, chẳng hạn, đầu nguồn Sông Hằng, nơi bình thường không ai đến. Có tuyết rơi quanh năm, ngay cả vào mùa hè. Và các Ngài ăn rất đơn giản hoặc không ăn, có thể ăn tuyết. Có lẽ các Ngài chỉ mang theo một chút gạo và một chút dal, như đậu, thứ đậu lăng, chỉ để tồn tại vài tháng. Và nếu người nào đó đi lên, có thể một số nhân công hoặc ai đó mang cho các Ngài một ít đậu lăng khác và một túi gạo khác để dùng thêm vài tháng nữa, thí dụ như vậy. Nhưng họ phải chờ tới mùa hè. Ít nhất vào mùa hè chúng ta mới có thể thấy đường đi; vào mùa đông không có cách nào. Mọi thứ bị chặn, như một ngọn núi lớn khắp nơi. Và vào mùa hè, quân đội đóng quân ở Hy Mã Lạp Sơn, ngay tại biên giới, họ phải giữ biên cương. Vào mùa hè họ sẽ đến với xe ủi đất, Big Cat, để đẩy tuyết đi và làm thành như con đường nhỏ ở giữa hai tường băng cao lớn. Rồi người hành hương có thể bắt đầu đi lên để thờ phượng sông núi, và một số đền thờ của các vị Minh Sư quá khứ, và cầu nguyện điều gì đó.
Karma Yoga không phải chỉ tập trung vào công việc thôi, mà để hiến dâng nó cho sự an sinh của tha nhân, như tình nguyện làm việc cho người nghèo, vô gia cư. Hoặc dọn dẹp chùa cho nhà sư, hoặc đền thờ của một số vị thần và nữ thần, và đó được gọi là Karma Yoga. Một số người tu tập chỉ như vậy. Họ không đọc thần chú, không gì cả. Họ thậm chí không thiền. Có lẽ họ cũng thiền; họ ngồi trước tượng các vị thần và giữ im lặng. Và đôi khi, nếu đủ thuần khiết, họ có thể thấy nữ thần hoặc các vị thần xuất hiện trước họ, như Ngài Sri Ramakrishna. Phu nhân của Ngài trở thành Thánh Mẫu. Họ cũng gọi Bà là Thánh Mẫu. Ngài cưới Bà khi Bà còn rất trẻ, chỉ vì truyền thống gia đình, nhưng Ngài chưa từng có sự tiếp xúc thể xác nào. Họ ngủ cùng một giường, nhưng Ngài chưa hề làm bất cứ gì. Ngài nói Ngài bị cám dỗ, nhưng rồi Ngài không làm. Và một số người trách Ngài vì đã hy sinh Bà. Bà không sao. Bà trở thành người được tôn kính như một Thánh Mẫu.
Ấn Độ là quốc gia rất cuốn hút. Tôi thật sự thích Ấn Độ, có thể vì tôi từng là người Ấn Độ trong vài kiếp nào đó, không phải chỉ một. Nhưng tôi thật sự cảm thấy như… Như tôi nói với quý vị lần trước, có một nơi ở Rishikesh mà tôi cảm thấy như ở nhà. Chỉ là nhà bùn, phòng bùn thôi, và vài tảng đá trước nhà, và nướng bánh chapati (thuần chay), ăn bơ đậu phộng với dưa leo, mà tôi cảm thấy thật vui ở đó. Không có nơi nào khác mà tôi thấy nhớ, chỉ nơi đó thôi. Trên toàn thế giới, tôi không cảm thấy như muốn ở bất cứ nơi đâu. Nhưng nếu có lựa chọn, tôi sẽ trở lại đó, ở đó. Tôi cảm thấy thật tự tại. Có thể đó là một cảm giác khác lúc bấy giờ bởi vì tôi đến từ New Delhi, một nơi ồn ào náo nhiệt. Và rất nhiều người gọi là đệ tử khắp nơi, họ ăn hết thức ăn và không chừa lại cho tôi bất cứ gì. Đồ thừa, không gì cả, và thật bụi bặm. Và vì vậy, đôi khi chất thải ứ đọng, cống rãnh, và đủ thứ; nơi đó không phải lối sống của tôi, kiểu của tôi. Cho nên, khi tôi đi sâu hơn vào Hy Mã Lạp Sơn, như Rishikesh hoặc Kashmir, tôi thích hơn. Nhưng tôi cũng không thích Kashmir nhiều lắm. Mặc dù Kashmir đẹp hơn so với nhà bùn mà tôi đã ở. Thật sự không có gì gọi là phong cảnh hay gì hết. Chỉ trên một ngọn núi, giữa rặng núi, cây cối, và Sông Hằng chỉ cách xa có lẽ hai, ba phút. Tôi có nước miễn phí để lấy, để nấu, và nhà bùn. Và tôi ngủ trên mái nhà. Nhưng tôi thấy nhớ nơi đó. Nhà vệ sinh bên ngoài; có nhà vệ sinh, cảm tạ Thượng Đế. Hầu hết các nơi đều không có. Vì vậy, tôi thích nơi đó. Đó là nơi tôi cảm thấy tốt nhất, suốt thời gian đó, bất kỳ nơi đâu, so với những nơi khác. Ngay cả nơi này, tôi không cảm thấy dễ chịu như vậy. Thật ra, ở đây chỉ làm việc thôi, nên tự nhiên, tôi không nghĩ có vị thầy nào mà cảm thấy dễ chịu trong lớp học này, 24/7. Ông muốn về nhà. Ngay cả lớp học, trường học có thể trông tốt hơn so với căn phòng nhỏ của ông, nhưng ông có lẽ thích trở lại căn nhà nhỏ hoặc phòng tồi tàn của ông, thay vì trường học sạch, đẹp đẽ và được xây cất tốt.