Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Đức Tin Và Thể Nghiệm, Phần 5/12

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

(Và con sợ là nếu rớt xuống thì sẽ rất khó đi lên trở lại.) Tôi biết. Được rồi. Đừng lo lắng về điều đó. Anh sẽ đi lên trở lại. Đó chỉ là một trong những nơi, đó là đường ranh giới. Khi vượt qua, anh sẽ đến được Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại). Chỉ là một khảo nghiệm ở giữa. Anh gần đến đó rồi. Đừng bỏ cuộc! Đừng! Nhưng dĩ nhiên, nguy hiểm nếu không có người hướng dẫn vì ở đó rất tối. Nhưng có một người hướng dẫn, anh sẽ tiến xa hơn và thấy lại Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại). Mỗi lần anh sợ như thế, anh cầu Sư Phụ bên trong, rồi Sư Phụ bên trong sẽ đến hướng dẫn anh. Thật ra, Sư Phụ bên trong luôn luôn có ở đó.

Để nam giới nói. Rồi quý vị (nữ giới) nói sau. Bởi vì quý vị vừa mới nói, nên bây giờ đến lượt họ. Cho công bằng. Phải không? Nhé? (Kính chào Sư Phụ. Trong khi thiền định, con đã đến một điểm dường như là một rào cản. Và dường như con không thể vượt qua. Con cảm thấy như là cảm giác muốn bỏ cuộc. Nhưng sau đó con tự nhủ: “Không, cứ tiếp tục. Mình gần đến đích rồi”.) Làm sao anh biết khi nó là rào cản? (Có vẻ như con sắp vượt qua. Con có cảm giác như thể con đang băng qua. Nhưng rồi không thể, con trong trạng thái ở giữa.) Tại sao? (Dạ con không biết. Cho nên con cần Ngài giúp.) Thế thì làm sao tôi biết được? Đó là quyết định của anh.

Nếu anh muốn vượt qua, thì anh vượt qua. Nếu anh muốn loanh quanh, thì cứ loanh quanh. (Vâng. Con đã cố gắng hết sức. Thật ra con cũng không ăn gì hai ngày rồi. Con đã dùng thời gian đó để thiền. Và điều đó cũng thực sự giúp ích cho con. Dạ.) Chà, nếu tôi là anh, thì cứ vượt qua cho rồi. (Con đang ráng hết sức khi ở đây, nhưng dường như không thể vượt qua.) Anh dường như không thể? (Dạ.) Ồ, thì cố gắng nữa. Ờ, cố gắng nữa. Đôi khi những bước cuối cùng là khó khăn nhất. (Dạ đúng.) Biết không, như khi anh leo núi, lên tới đỉnh, đó là lúc khó khăn nhất. Cố gắng lại. Đừng lo lắng. Không có gì phải vội. Anh đang làm tốt. (Dạ, cảm ơn Sư Phụ.)

Nói đi? (Khoảng 20 năm trước, con tu Thiền [Zen].) Ờ. (Con tình cờ đi tới nơi tối đen này, rất tối. Ngay cả thiền cũng không có tác dụng ở đó. Con hỏi vị thầy về điều đó. Ông ấy không biết gì về nơi đó cả. Cho nên con sợ. Và con nghĩ từ lúc đó trở đi, con đi thụt lùi. Con đi xuống thay vì đi lên. Và không có vị thầy nào biết nơi đó là gì. Con thấy sợ. Con tưởng đó là nơi ma quỷ tăm tối nào đó. Nhà tù ma quỷ?) Ờ. Anh cảm thấy khó chịu ở đó hả? (Con sợ vì con nghĩ rằng vị thầy đó nói thiền sẽ đưa mình đi khắp mọi nơi, nhưng nó không có tác dụng ở đó – tại nơi đó.) Phải.

(Và con sợ là nếu rớt xuống thì sẽ rất khó đi lên trở lại.) Tôi biết. Được rồi. Đừng lo lắng về điều đó. Anh sẽ đi lên trở lại. Đó chỉ là một trong những nơi, đó là đường ranh giới. Khi vượt qua, anh sẽ đến được Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại). Anh gần đến đó rồi. Đừng bỏ cuộc! Đừng! Chỉ là thầy của anh không biết thôi. Không có nghĩa là nơi đó nguy hiểm. Nhưng dĩ nhiên, nguy hiểm nếu không có người hướng dẫn vì ở đó rất tối. Nhưng có một người hướng dẫn, anh sẽ tiến xa hơn và thấy lại Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại). Đừng lo. Cứ tiếp tục. Mỗi lần anh sợ như thế, anh cầu Sư Phụ bên trong, rồi Sư Phụ bên trong sẽ đến hướng dẫn anh. Thật ra, Sư Phụ bên trong luôn luôn có ở đó. Nhưng nếu anh kêu cứu to hơn, thì có lẽ Ngài sẽ nói: “Được rồi. Ta đây. Ta đây. Im đi”. Được chứ? (Dạ. Cảm ơn Sư Phụ.) Ờ, không có chi, và tôi rất thán phục khi thấy anh tiếp tục thiền suốt 10 năm cho tới khi bóng tối làm anh sợ.

Còn trước đó thì sao? Anh có thấy Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại) không? (Dạ không thấy nhiều Ánh Sáng [Thiên Đàng nội tại], đôi khi con nghe những vị thầy khác đến nói chuyện và đặt câu hỏi. Đôi khi con nghe những giọng nói ngọt ngào nói những điều tốt đẹp. Và đôi khi con thấy động đất hoặc đại khái vậy.) Ý anh là trước đó à? (Dạ.) Anh có thể thấy trước tương lai không? (Dạ một chút.) Thấy động đất không hay ho gì, phải không? (Dạ không, không tốt.) Thế thì anh phải trải nghiệm nó hai lần. Phải không? (Dạ.) Được rồi. À, anh đã đến vài đẳng cấp tâm thức thấp, nơi người ta có thể có chút thần thông, như nhìn thấy tương lai, hoặc nghe những lời tiên đoán, đại khái vậy. Nhưng anh phải đi xa hơn nữa. Nhé? Đừng lo. Sẽ ổn thôi. (Dạ.)

Người kế. (Thưa Ngài Thanh Hải [Vô Thượng Sư], con tự hỏi Ngài có biết công việc của Tiến sĩ Trần về nghiên cứu và cung cấp thực phẩm dinh dưỡng không ạ? Cô ấy đã được trao giải thưởng quốc tế và quốc gia. Tổ chức của cô là E. Excel ở Springville, Utah. Con sử dụng sản phẩm của cô ấy được vài tháng rồi, và một số người từ Trung tâm San Jose đã sử dụng lâu hơn nữa và thấy có kết quả tốt. Đây là nói thêm về vấn đề B12. Bởi đó chỉ là một trong rất nhiều sản phẩm mà cô ấy cung cấp.) À, tôi không biết. (Con sẽ cố gắng cung cấp thêm thông tin hoặc bảo đảm là Ngài có được thông tin về điều đó.) Tôi chỉ cần thông tin khi cần thiết thôi. Tôi chỉ tìm thông tin khi cần thiết. Khi tôi cảm thấy khỏe và... Tối qua anh đã thấy tấm hình. Đừng lo về dinh dưỡng của tôi.

(Con chỉ muốn đề cập đến điều đó vì một số câu hỏi,) Ờ. (và có vẻ như đó là điều mà mọi người có thể tận dụng.) Được. Nếu họ cần, họ sẽ đến gặp anh. (Đến Trung tâm San Jose…) Trung tâm San Jose. (...để biết thông tin.) Tốt. (Họ có thể liên lạc [chị đồng tu] ở [Trung tâm] San Jose. Cô ấy là một trong những hộ pháp của Ngài.) Hộ pháp? Của tôi? Tôi thậm chí không biết cô ấy. Thôi không sao. Cảm ơn thông tin của anh. Nếu ai có nhu cầu thì họ sẽ tự tìm kiếm. Tôi không thể đề nghị cái này hay cái kia. Ngoại trừ, nói chung thôi, như vitamin này, vitamin kia. Nhưng cảm ơn anh rất nhiều. Cảm ơn anh rất nhiều. (Cảm ơn Sư Phụ.) Tìm được thứ gì ngon để ăn là tốt rồi. Được rồi.

Ai đó? Người kế. Ừ, đằng đó. Và rồi đến lượt nữ giới. Nhé? (Dạ, thưa Sư Phụ. Con có một câu hỏi liên quan đến cơ sở y tế và việc chữa bệnh bằng Reiki.) Chữa bệnh gì? (Reiki.) Reiki. (Con đến từ Vancouver, Canada. Một bệnh viện ở đó đang thử nghiệm việc mời nhà trị liệu Reiki) Ờ. (đến bệnh viện. Nếu thí nghiệm thành công, họ muốn kết hợp thí nghiệm Reiki và phương pháp chữa bệnh Reiki với bệnh viện.) Anh là bác sĩ hả? (Dạ không.) Vậy tại sao anh hỏi câu hỏi này? (Bởi vì con thắc mắc nếu bệnh viện kết hợp điều đó, nhà trị liệu Reiki có được coi là một phần bác sĩ không, vậy có ổn để…?) Bệnh viện, đó là việc của họ. Đó không phải là việc của chúng ta. (Dạ con hiểu.) Bệnh viện, dĩ nhiên, họ tìm mọi cách để chữa trị cho bệnh nhân. Điều đó được.

(Con nghĩ họ làm vậy để cắt giảm chi phí.) Thì tốt cho họ thôi. (Dạ.) Tôi không thể quan tâm tới những gì bệnh viện làm. (Con hiểu. Dạ.) Tôi chỉ cho quý vị biết nó có tác dụng gì với cá nhân quý vị, và nó có hợp với sự tu hành của chúng ta không. Và quý vị có thể theo lời khuyên, hoặc không theo lời khuyên. (Dạ. Dạ. Cảm ơn Sư Phụ.) Ờ. (Dạ.). Nhưng bệnh viện, giống như tất cả những nơi khác, họ thực hành bất cứ gì họ muốn. Miễn là nó lợi ích cho bệnh nhân và nghề nghiệp của họ cung cấp nó theo cách đó, thì tôi thấy được. Bệnh viện, họ cũng thực hành nhiều phương pháp khác nhau. Chỉ là chúng ta đang đi con đường này. Chúng ta phải quan tâm đến sự tiến bộ tâm linh của chính mình. Thì chúng ta cố gắng tránh điều này, tránh điều kia để được tiến bộ nhanh hơn. Rồi.

(Kính chào Sư Phụ.) Chào, anh không biết nói tiếng Anh? (Tiếng Anh?) Tiếng Anh, không hả? (Dạ không, con chỉ nói tiếng Pháp.) Được. Được. (Đây là để thêm một từ ngắn gọn về tảo và...) Để nói gì? (Đôi lời về tảo, về B12.) (Tảo. Anh ấy đang cố nói thêm một chút về tảo.) À, được, được. (Dạ con nói không dài, không dài. Có một loại tảo đặc biệt tên là Klamath mà người ta nói nó được thu hoạch ở Oregon, Hoa Kỳ. Nó chứa rất ít natri vì nó có nguồn gốc từ nước ngọt, không giống như các loại tảo khác đến từ nước biển. Nó vô cùng giàu B12; dường như là loại tảo đặc biệt nhất trên tinh cầu này. Xin hết ạ.) Ờ, tôi biết, tôi biết. (Anh ấy đang nói về loại tảo xanh lam tương tự.) Đây, đây. Tôi biết, tôi biết. Là loại tảo tương tự. Đưa cho cô ấy, để cô ấy có thể dịch cho mấy người biết tiếng Anh. (Anh ấy đề cập đến một loại tảo, gọi là Tảo Klamath. Và con tin là đó là cùng loại tảo xanh lam mà hồi nãy chị đồng tu ở đó nói tới.) Ờ. (Nó mọc trong nước không có muối, do đó không có nhiều hàm lượng natri trong đó. Nên tảo xanh lam là một trong những loại tảo tốt nhất để cung cấp vitamin B12 hoặc tất cả các loại vitamin B.)

Thật ra, những loại vitamin B từ thiên nhiên, như rong biển này nọ, chúng không tạo nhiều rắc rối cho cơ thể con người. Bất cứ gì thặng dư, cơ thể sẽ loại bỏ nó. Bởi vì tôi biết một anh chàng, tôi biết anh ấy ở Ấn Độ; anh ấy đến từ Canada và anh ấy chỉ ăn thức ăn không nấu. Bởi vì trước đó anh ấy mắc phải một căn bệnh nào đó, nên sau đó anh không ăn đồ nấu chín nữa. Anh chỉ ăn thức ăn tươi sống. Và rồi anh ăn rất nhiều tảo. Anh ấy cũng ăn rất nhiều thứ đó. Nhưng tôi không thấy anh bị cao huyết áp. Anh rất hồng hào và đôi môi đỏ mọng như thoa son vậy. Thật thế! Anh ấy rất khỏe. Nhưng đôi lúc anh ấy ăn chapati, anh ấy “ăn gian”. Không phải lúc nào cũng là thức ăn sống. Nhưng phần lớn thời gian anh ấy ăn thức ăn sống, và uống nước ép trái cây này nọ, nên anh ấy trông khá khỏe mạnh. Ăn rất nhiều cỏ linh lăng và...(Rau mầm?) Còn một cái tên khác cho nó. Tảo? (Rong biển, tảo xoắn, tảo, chúng đều giống nhau, cùng loại.) Ờ, ờ. Còn một cái tên khác, tôi quên rồi. Họ gọi nó bằng một tên khác nữa. Thôi được rồi. Không sao. Ồ, bắp cải cũng rất tốt cho quý vị. Biết không, bắp cải trắng? (Bắp cải, dạ.) Khi không ăn thịt (người-thân-động vật), thì nên ăn bắp cải. Nhưng nó cũng có tác dụng phụ. Nó làm cho mình... (Bệnh bướu cổ.) Phải, phải. Thì mình phải ăn… dùng muối iốt sẽ trung hòa tác dụng [phụ] đó. Ừ, thấy đó: quý vị có thứ này, và rồi quý vị không có thứ kia, cứ phải “thêm vào” hoài. Chỉ cần chừng mực trong mọi thứ. Cảm ơn anh. Thế thôi!

Nữ giới. Bây giờ quý vị có thể hỏi bất kỳ câu hỏi nào. Làm ơn đừng nói đến B12 nữa. (Con có một câu hỏi tương tự như anh hồi nãy hỏi về sứ giả Quán Âm. Có nữ sứ giả Quán Âm nào để con hỏi chuyện không?) Nữ nào? (Nữ sứ giả Quán Âm.) (Cô ấy muốn trở thành sứ giả Quán Âm. Cô ấy nên nói chuyện với ai.) Ồ! Ôi, Trời ơi! Trời ơi! À, cô có thể đến... Tôi nghĩ... Không biết nữa. Tôi không có nữ nào cả. Có nữ [SQA] nào không? Ồ, đó, nhìn kìa! Ờ! Ờ! Cô ấy! Được không hả? Được rồi. Cũng có một số người Hoa ở đó. Có... Đồng đang ở đây. (Đồng.) Ờ. Cô có thể nói chuyện với cô ấy. Xem cô có [hợp] không. Chúng ta có thể có thêm một số khuôn mặt phương Tây.

Mới hôm qua thôi, tôi nói chuyện với mấy nam, nữ sứ giả Quán Âm. Tôi hỏi: “Có vấn đề gì với mấy thường trú phương Tây của tôi vậy?” Và họ trả lời: “Ồ! Họ về nhà hết rồi”. Tôi hỏi: “Có chuyện gì vậy?” Họ nói: “Dạ không, lối suy nghĩ của họ khác. Họ chưa sẵn sàng làm việc vất vả và vượt qua khảo nghiệm, họ làm việc từ từ, chậm rãi và thiếu nghiêm túc, v.v.”. Tôi nói: “Ồ, quý vị phải kiên nhẫn. Dĩ nhiên là họ khác rồi. Họ có nghiệp khác, suy nghĩ khác, xuất thân khác. Cho nên chúng ta phải kiên nhẫn. Họ từ bỏ mọi thứ đến với chúng ta, muốn ở lại và muốn được rèn luyện, là họ đã tốt lắm rồi”. Tôi nói: “Hãy nhìn quý vị đi. Có nhớ tôi đã phải kiên nhẫn thế nào khi ở cạnh quý vị không? Mười lăm năm, mười năm, năm năm, mà quý vị vẫn như thế này, thế này đây! Đừng phàn nàn với tôi rằng họ như thế”.

Chúng tôi đã có một cuộc nói chuyện vui vẻ. Và tôi nói: “Sau này, nếu có người phương Tây nào thật sự phù hợp hoặc có duyên đến, thì phải hoan nghênh họ và tạo cho họ cảm giác như ở nhà và kiên nhẫn với họ. Dĩ nhiên, phải dạy họ cách truyền Tâm Ấn, đó là điểm chính. Không phải chỉ để làm việc, sức chịu đựng hay bất cứ gì. Bởi vì chúng ta phải nghĩ tới toàn thế giới. Đừng chỉ nghĩ đến những mâu thuẫn cá nhân, và một chút thiếu kiên nhẫn và tâm tính khác biệt chỗ này chỗ kia. Dĩ nhiên, người Hoa và người Âu Lạc (Việt Nam), có lẽ họ làm việc chăm chỉ hơn. Họ đã quen với khó khăn hơn và họ chịu đựng sự cọ xát giỏi hơn. Họ đã quen với việc chung đụng sát vai với nhau. Sát vai sát cánh, cọ xát quen rồi.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (5/12)
1
2024-02-09
5834 Lượt Xem
2
2024-02-10
4306 Lượt Xem
3
2024-02-11
4556 Lượt Xem
4
2024-02-12
3909 Lượt Xem
5
2024-02-13
3827 Lượt Xem
6
2024-02-14
3582 Lượt Xem
7
2024-02-15
3681 Lượt Xem
8
2024-02-16
3393 Lượt Xem
9
2024-02-17
3324 Lượt Xem
10
2024-02-18
3119 Lượt Xem
11
2024-02-19
3641 Lượt Xem
12
2024-02-20
3447 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android