Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Sự Trừng Phạt Khi Xúc Phạm Đấng Toàn Năng và Khinh Thường Các Biểu Tượng Thiêng Liêng, Phần 2/3

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Đã có nhiều bằng chứng cho thấy sau các thảm họa tàn khốc như trận sóng thần kinh hoàng tại quốc đảo Indonesia vào năm 2004, trận động đất lịch sử tại Tứ Xuyên, Trung Quốc vào năm 2008, hay trận động đất và sóng thần khủng khiếp nhất trong lịch sử Nhật Bản vào năm 2011, những bức tượng Phật vẫn đứng vững chãi mà không hề dịch chuyển.

Tháng 7 năm 2024, khi thế giới đang háo hức mong chờ Thế Vận Hội, một cơn bão dữ dội đã bất ngờ ập đến, nhấn chìm thành phố. Những dòng sông tràn bờ đã khắc họa nên một bức tranh kỳ lạ về Tháp Eiffel vào ban đêm như thể chính thiên nhiên đang đưa ra lời cảnh tỉnh khắc nghiệt. Một cơn lốc xoáy hiếm hoi đã quét qua, tàn phá Paris. Những trận mưa như trút nước từ trên trời, khiến nước lũ dâng cao và nhấn chìm các con phố, nhà cửa, và các khu buôn bán. Đại lộ Champs-Élysées nhộn nhịp, đã từng rất sôi động và rực rỡ, giờ đây tan hoang và chìm trong hỗn loạn.

Chính quyền đã phát đi các cảnh báo khẩn cấp, yêu cầu cư dân ở yên trong nhà. Tiếng còi báo động, các bản tin khẩn cấp và cảm giác lo lắng đã tạo ra một bầu không khí căng thẳng. Các dịch vụ khẩn cấp đang làm việc hết sức để cứu những người bị mắc kẹt và khôi phục trật tự. Đối với những người tin, thời điểm và cường độ của thảm họa này khiến họ đặt ra nhiều câu hỏi quan trọng.

Những trường hợp xúc phạm đến Thượng Đế thường bắt nguồn từ sự hiểu lầm hoặc nhầm lẫn của con người giữa nghệ thuật sáng tạo và những giá trị tôn giáo truyền thống, vô tình làm giảm tính thiêng liêng của các đức tin sâu sắc.

Ban tổ chức Thế vận hội Paris 2024 đã chọn đưa vào những điều chỉ có thể được mô tả như một sự nhạo báng về một trong những khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong lịch sử Cơ Đốc giáo: Bữa Tiệc Ly. Trong phần tái hiện đồi trụy này, Drag Queen được bố trí để bắt chước bức tranh mang tính biểu tượng của Leonardo Da Vinci, với một người biểu diễn đội một chiếc mũ bạc lớn giống như vòng hào quang, rõ ràng có nghĩa là đại diện cho Chúa Giê-Su Christ của chúng ta. Buổi lễ không dừng lại ở sự nhạo báng tôn giáo, nó đầy rẫy hình ảnh và biểu tượng của satan. Hộp sọ mô típ về cái chết và ánh sáng đỏ kỳ lạ không chỉ là những lựa chọn mang tính nghệ thuật; chúng là sự ám chỉ có chủ đích về những điều ma quái.

Mục đích của sự chế giễu như vậy chỉ có thể được hiểu khi chúng ta nhận ra rằng cuộc chiến tâm linh sâu rộng đang hiển lộ ra.

Họ có thể công khai nhạo báng Chúa mà không phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng và họ khai thác điều này đến mức tối đa. Hiện tượng này không mới. Các chính trị gia làm điều đó, những người nổi tiếng làm điều đó, các cơ quan báo chí làm điều đó. Nhưng đây là một điều quan trọng bạn cần hiểu: tất cả mọi thứ bạn chứng kiến là một nghi lễ có chủ. Khi ma quỷ tìm cách xâm nhập hoàn toàn vào một quốc gia hoặc thúc đẩy một chương trình nghị sự tuyên truyền, hắn thường sử dụng một trong hai chiến lược. Chiến lược đầu tiên liên quan đến việc thực hiện một nghi lễ hoàn chỉnh sẽ mở ra hay chào đón các thế lực ma quỷ của hắn vào đất nước đó ở cấp độ cao. Chúng được gọi là các quyền thống trị.

Khi chế giễu Chúa Jesus hay ủng hộ những giá trị mang tính chế giễu tôn giáo, quý vị có nhận thấy rằng, ở một trình độ tâm linh, bạn đang ngầm liên kết với các thế lực đen tối mà hậu quả của chúng có thể nhấn chìm toàn bộ một quốc gia?

Hậu quả lâu dài của những nghi lễ như vậy là đất nước trở nên đắm chìm với những thế lực đen tối này và vô số vấn đề sẽ bắt đầu nảy sinh. Bạn sẽ bắt đầu nghe về xung đột, suy thoái kinh tế và tất cả các loại rắc rối không thể tưởng tượng được. Nếu bạn xem xét lịch sử, bạn sẽ khám phá ra rằng bất cứ khi nào những điều như vậy xảy ra, luôn có một giai đoạn tiếp theo, dù vài tháng hay nhiều năm sau đó, dẫn đến sự hỗn loạn trong quốc gia đó. Đây không phải là những nghi lễ ngây thơ, chúng được dùng như một phương tiện để mở ra các thế lực đen tối và chúng được tiến hành công khai để mọi người vô tình đồng ý với các điều khoản dịch vụ của chúng.

Liệu cơn bão ở Paris, xảy ra vào thời điểm cả thế giới đang theo dõi sát sao thành phố, có phải là một trong những Phán quyết? Một thảm họa thảm khốc như vậy buộc chúng ta phải suy nghĩ lại điều gì mới thực sự nằm trong tầm kiểm soát của con người. Công tác chuẩn bị cho Thế Vận Hội, những kế hoạch tỉ mỉ, và các cơ sở hiện đại đều trở nên vô ích trước cơn thịnh nộ của thiên nhiên.

Hàng ngàn năm qua, việc thờ phụng các vị thần và Chư Phật đã in sâu trong tâm thức con người, trở thành một phần thiêng liêng trong đời sống tâm linh. Chúng ta tin vào những câu chuyện huyền bí này bởi các bức tượng Phật không đơn thuần chỉ là những biểu tượng tôn giáo; họ còn nắm giữ những ý nghĩa sâu sắc vượt trên những hiểu biết thông thường.

Đã có nhiều bằng chứng cho thấy sau các thảm họa tàn khốc như trận sóng thần kinh hoàng tại quốc đảo Indonesia vào năm 2004, trận động đất lịch sử tại Tứ Xuyên, Trung Quốc vào năm 2008, hay trận động đất và sóng thần khủng khiếp nhất trong lịch sử Nhật Bản vào năm 2011, những bức tượng Phật vẫn đứng vững chãi mà không hề dịch chuyển. Điều này cho thấy rằng đằng sau những pho tượng Phật có thể ẩn chứa sức mạnh tâm linh sâu xa mà con người không có cách nào có thể lý giải nổi.

Tín ngưỡng Trung Quốc cổ xưa cho rằng việc vu khống các nhà sư hay việc tỏ ra thiếu tôn trọng các bậc thần linh và Chư Phật sẽ dẫn đến sự trừng phạt. Tuy nhiên, trong Cuộc Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc từ năm 1966 đến 1976, cuộc phá hủy chùa chiền và các bức tượng Phật diễn ra với quy mô rộng lớn được thực hiện bởi những người vô thần. Những hành động phạm thượng này không chỉ phá hủy di sản văn hóa, làm tổn hại đến tinh thần của quốc gia và còn khiến những người liên quan phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng và ngay tức thì.

Năm 1960, ba trung đoàn của Hồng Binh được ra lệnh phá hủy bức tượng Phật Di Lặc cao 18 mét tại Chùa Ung Hòa ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Khi họ chuẩn bị thực hiện hành động vô lễ này, sự trừng phạt đã xảy ra ngay lập tức, hậu quả của việc thiếu lòng tôn kính đối với Đấng Thiêng Liêng.

Người thứ nhất trèo lên hành lang và giơ rìu lên để chặt đứt dây cáp của tượng. Tuy nhiên, chiếc rìu rơi xuống, không chạm vào dây sắt mà lại chém vào đùi của chính người này. Người thứ hai cũng cầm rìu tới toan chặt phá nhưng chém từng nhát rìu đều bị trượt, sau đó ngã lăn xuống đất chết tại chỗ. Người thứ ba thấy vậy sợ quá không đứng dậy được. Người ta nói rằng về sau cả ba người nói trên đều không sống sót. Từ đó về sau, không còn ai dám động đến bức tượng Phật nữa và bức tượng Phật vẫn như vậy, bình an vô sự mà được bảo tồn đến sau này.

Trong một trường hợp khác, ở Chùa Hưng Quốc, thuộc Sơn Đông, Trung Quốc, có một bức tượng Phật bằng đá nổi tiếng cao 1,8 trượng (khoảng 6 mét), còn được gọi là bức tượng Phật tám trượng.

Vào một hôm, tổ trưởng tổ cách mạng văn hóa địa phương nhất quyết đòi phá hủy tượng Phật Trượng Bát. Ông ta chạy nhảy gào thét như điên. Người dân trong thôn không ai dám can ngăn vì có thể sẽ bị bắt đem đấu tố, liên lụy đến cả nhà.

Ông tổ trưởng này lệnh cho một người lấy súng nhắm vào mắt tượng Phật mà bắn. Sau đó, gọi một nhóm người đến dùng búa đập phá tượng, nhưng tượng Phật không mảy may sứt mẻ. Ông ta tức giận tìm được một cái máy kéo đến, dùng dây thừng buộc quanh cổ tượng rồi nổ máy kéo, kết quả phần đầu tượng bị kéo đứt rơi xuống đất.

Sau đó không lâu, người dùng súng bắn mắt tượng Phật trong khi làm việc đã bị đá bắn mù hai mắt. Còn ông tổ trưởng sau đó ít lâu, trong một lần ngồi trên máy kéo thì bị ngã, bị bánh sau của máy kéo chèn qua phần cổ khiến đầu lìa khỏi thân, chết ngay tại chỗ.

Sự trừng phạt tức thì mà một người Trung Quốc tên là Vương Đức Trung, người đã tham gia vào công cuộc phá hủy diễn ra trong phong trào cách mạng này, phải đối mặt là một câu chuyện rùng rợn. Thời điểm đó, Vương Đức Trung chỉ mới 30 tuổi và làm việc tại huyện Lâm Thanh, Trung Quốc. Mù quáng vì niềm tin vô thần, ông ta đã tham gia vào các hành vi phạm thượng trước thần linh và Chư Phật.

Phương đã dẫn đầu một nhóm người đi phá hủy tượng Phật và kinh Phật ở tháp Xá Lợi. Một lần, ông ta ngẩng đầu nhìn thấy mấy chữ “Nam Mô A Di Đà Phật”. Chẳng suy nghĩ gì nhiều, ông ta liền sai mấy thanh niên đập phá những chữ này. Những thanh niên kia đều không dám đập, ông ta bèn đích thân trèo lên cầm búa đập mấy chữ này, nhưng mới đập được mấy cái ông ta ngã cắm đầu xuống đất chết ngay tại chỗ.

Những câu chuyện này đều là những sự kiện có thật xảy ra trong cuộc Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc, khi chiến dịch phá hủy “Tứ Cựu” được phát động. Chiến dịch này nhằm xóa bỏ hoàn toàn các giá trị văn hóa truyền thống, tập tục và các tín ngưỡng tôn giáo lâu đời. Phong trào này đã gây ra thiệt hại to lớn cho di sản văn hóa và gây ra sự phẫn nộ trong nhân dân.
Xem thêm
Video Mới Nhất
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android