Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Để Xứng Đáng, Hãy Chăm Lo Sự Tu Hành Của Mình, Phần 4/5

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Ồ, họ kể tôi nghe những điều khiến tôi kinh ngạc Tôi nói: “Sao con lại cắn cô ấy? Con biết cô ấy tốt; cô ấy là chị con, cùng là người nhà. Tại sao con lại cắn?” Cô chó nói: “Không kiềm chế được”. Tôi nói: “Ý con nói không kiềm chế được nghĩa là gì?” Cô chó nói rằng từ trường của người đó đã thúc cô cắn. Tôi hỏi: “Con không thể cưỡng lại được hả?” Và đây là, tôi trích lời (người-thân-)chó: “Lực quá mạnh đối với con”. Cô chó không nói “lực lượng”; cô không nói “lực lượng tà”, mà nói “lực”. “Lực của cô ta quá mạnh với con”, như thế đó. Và họ liên tục nói với tôi: “Xin đừng dùng người này; xin đừng dùng người kia”.

Vì vậy, nếu quý vị có thời gian này – có thể tới gặp tôi và chúng ta có được sự bình an như thế này – hãy biết trân quý, nhé? Tôi không thể đảm bảo bất cứ gì. Thế giới là một nơi… rất phức tạp. Không có gì luôn nằm trong tầm kiểm soát của tôi vì nó vận hành theo nghiệp của thế gian, và của các đệ tử nữa. Trở thành đồng tu không có nghĩa là không còn nghiệp nữa. Quý vị vẫn còn [nghiệp] – rất nhiều – để quý vị có thể tiếp tục sống, cho và nhận. Hiểu không? Vì vậy, một số người làm việc gần tôi hoặc làm việc cho tôi, họ đầy nghiệp chướng nặng nề, hoặc từng là kẻ thù cũ, chẳng hạn vậy. Họ có rất nhiều, rất nhiều nghiệp xấu. Đủ loại nghiệp chướng thậm chí còn khiến (người-thân-)chó [của tôi] bị bệnh. Khiến (người-thân-)chó bị vấn đề về da trong khi bình thường không có. Khiến tôi bị đau ốm. Và khi tôi biết ra thì đã quá muộn. Nó đã xảy ra rồi.

Bởi vì khi có ai đó đi vô, tôi không bao giờ nghĩ rằng người đó có vấn đề gì. Tôi nghĩ: “Ồ, rất tận tâm”. Tôi không bao giờ nghĩ xấu; thứ nhất. Thứ hai, có lẽ ma vương không muốn để tôi biết. Muốn tôi phải chịu khổ. Nên cho dù tôi có kiểm tra đi nữa, cũng không có gì xuất hiện. Nhưng tôi đã không kiểm tra; thường thì không kiểm tra. Vì tất cả họ đều trông rất dễ thương và… là các cô gái! Làm sao mình có thể nghĩ xấu một cô gái xinh đẹp, dễ thương như vậy? Làm sao mình có thể nghĩ bất cứ điều gì tiêu cực? Tới khi chuyện xảy ra; tới khi chuyện xảy ra rồi. Sau đó tôi hỏi: “Giờ tôi biết được chưa?” Tôi kiểm đi kiểm lại nhiều lần. Nói: “Bây giờ, Quý vị có thể cho tôi biết sự thật được không? Cho dù Quý vị muốn tôi giữ cô ấy, hãy nói tôi biết sự thật”. Thế là Họ nói với tôi; ‘Việc đó, chuyện đó, chuyện đó xảy ra là do cô gái đó’”.

Từ trường của họ đôi khi rất xung đột, rất sắc bén. Ngoài ra, họ tu hành không tốt; họ không muốn [tu hành]. Họ tới chỉ để được ở gần và nhận một công việc để mọi người cảm thấy: “Ồ, tuyệt vời!” Hoặc họ buồn chán ngoài kia. Đôi khi, họ cảm thấy không thích làm việc bên ngoài. Được đến bên cạnh Sư Phụ. Vậy còn muốn gì nữa? Mọi người tâng bốc họ, và họ nghĩ họ chỉ làm vậy thôi. Vô quét sàn hay là làm gì đó, và họ chỉ làm vậy thôi. Họ không thiền, không thành tâm. Và rồi cái năng lượng đó không loãng đi. Nó cứ cô đặc lại, ngày qua ngày tích tụ và làm tổn thương tôi với (người-thân-)chó.

Tôi đã nhiều lần nghĩ rằng tôi nên tự mình chăm sóc cho (người-thân-)chó, nhưng tôi vẫn chưa biết làm sao. Công việc cứ chồng chất. Việc này dẫn đến việc kia, và mỗi ngày tôi không thể thoát. Dù muốn thiền tam, tôi cũng cần phải chuẩn bị trước mọi thứ, gấp rút làm mọi việc. Rồi trở ra xử lý đống tài liệu chất chồng đó. Ngay cả vậy, cũng có thể làm được. Chỉ là trong thời gian bế quan, tôi không được phép gặp (người-thân-)chó, dù tôi có muốn đi nữa. Và tôi không thể không bế quan. Thật sự bị mắc kẹt. Không như trước đây, lúc đó không quá cấp bách, tôi thậm chí không cần phải… Tôi bế quan khi nào có thể, khi nào tôi muốn, và (người-thân-)chó có thể đến. Hoặc lúc đó tôi quen việc thường lệ hơn với (người-thân-)chó rồi. Mấy (người-thân-)chó này, họ là (người-thân-)chó hoang. Họ là chó con. Tôi không có đủ thời gian để dạy họ quen với một người như tôi và huấn luyện họ. Vì thế họ bực bội, và đôi khi họ giỡn thô bạo với nhau, cắn nhau và đủ thứ.

Nhưng khi người đó ở gần thì họ cắn nhau nhiều hơn. Tôi để ý thấy điều đó. Thành ra tôi hỏi [Thiên Đàng]. Thường thì tôi không nghĩ đến bất cứ gì tới khi luôn [xảy ra] khi người đó ở quanh hoặc vừa rời đi. Rồi [các bạn chó] bắt đầu cắn nhau. Và sau đó tôi hỏi (người-thân-)chó. Ồ, họ kể tôi nghe những điều khiến tôi kinh ngạc Tôi nói: “Sao con lại cắn cô ấy? Con biết cô ấy tốt; cô ấy là chị con, cùng là người nhà. Tại sao con lại cắn?” Cô chó nói: “Không kiềm chế được”. Tôi nói: “Ý con nói không kiềm chế được nghĩa là gì?” Cô chó nói rằng từ trường của người đó đã thúc cô cắn. Tôi hỏi: “Con không thể cưỡng lại được hả?” Và đây là, tôi trích lời (người-thân-)chó: “Lực quá mạnh đối với con”. Cô chó không nói “lực lượng”; cô không nói “lực lượng tà”, mà nói “lực”. “Lực của cô ta quá mạnh với con”, như thế đó. Và họ liên tục nói với tôi: “Xin đừng dùng người này; xin đừng dùng người kia”. Họ liên tục ra dấu hiệu cho tôi, nhưng tôi không đọc.

Họ đi vệ sinh không bình thường, họ đi tiểu ở giữa ghế sô-pha. hoặc đại tiện khắp nơi. Và dĩ nhiên là tôi chỉ la họ. Tôi nói: “Hư quá. Đừng làm vậy. Sao lại làm như thế?” Rồi sau đó tôi ngẫm nghĩ: “Trước đây họ chưa bao giờ làm vậy khi ở bên tôi”, khi tôi có một chút thời gian để nghĩ. Phải có thời gian để suy nghĩ. Tôi không có; đó mới là vấn đề. Lẹ, lẹ, dọn dẹp cho lẹ rồi đi làm công việc kế tiếp. Rất nhiều chuyện phải lo liệu. Và rồi họ nói với tôi rằng họ làm vậy chỉ là muốn cảnh báo tôi. Mãi sau lần thứ ba hoặc lần thứ tư, thì tôi mới nhận ra có điều gì đó không ổn. Tôi quá bận để ngẫm nghĩ. Nếu không làm tài liệu nào thì tôi phải thiền. Hoặc cho (người-thân-)chó ăn hoặc dọn dẹp đống bừa bộn của (người-thân-)chó và đủ thứ. Hoặc họ làm tôi rối tung lên: các thị giả khiến tôi làm việc nhiều hơn.

họ cũng khiến những nhân viên khác rối tung lên – không chỉ một người, mà một người khiến nhiều người khác rối tung. Và rồi sẽ có rất nhiều việc phải làm thêm thay vì chỉ là công việc thường lệ suôn sẻ. Như thế đó. Và tôi cứ bỏ qua, bỏ qua, để nó qua. Nhưng khi tôi biết chắc chắn rằng có ai đó thật sự làm hại (người-thân-)chó thì tôi không lưỡng lự nữa. Hại tôi thì được, ờ, chịu được. Tôi chịu đựng nhiều lắm. Nhiều khi, từ trường của họ rất ô uế. Họ săn lùng tôi. Trời ơi, quý vị không biết đâu. Và mình cảm thấy giống như có ai đó phun ô uế lên người, mà mình không thể thoát được vì quá gần và bất ngờ. Ôi, tôi nổi nóng, nổi giận quá chừng. Nhưng vẫn giữ họ vì tôi nghĩ, thôi, phải chịu đựng vì (người-thân-)chó. Nhưng sau này, khi biết họ có hại cho (người-thân-)chó, thì tôi lập tức cắt. Không do dự, không câu hỏi.

Quý vị không biết đâu, tôi cứ phải thay người liên tục, vì chuyện này, vì chuyện kia. Nhưng luôn luôn là quá muộn. Vì tôi cứ hy vọng rằng họ sẽ thay đổi khi tôi bảo họ đừng làm điều này, đừng làm điều kia. Nhưng không, chẳng có gì thay đổi. Họ tới chỉ vì mục đích đó. Chỉ quanh quẩn ở đó để gây rắc rối, đổ rác rến lên người ta. Thành ra nói quý vị hay, vô minh là phúc lạc. Bây giờ càng biết nhiều, càng thấy lòng người, bây giờ càng kiểm tra lại, tôi càng chán ngấy. Càng cảm thấy… Trời ơi. Nếu tôi trả giá thì không sao, nhưng tôi không muốn (người-thân-)chó của mình bị thương. Họ hồn nhiên, vô tội.

Họ nói với tôi những điều như thế. Và rồi tôi hỏi: “Sao mấy (người-thân-)chó khác không nói cho ta biết?” Mấy (người-thân-)chó khác cũng làm những điều tương tự. Tôi không để ý. Thấy không, tôi không biết. Tôi la [các bạn chó]. Tôi để họ ở phòng khác 10 phút – phạt. Và rồi tôi dọn dẹp. Và sau 10 phút, họ đi ra; tôi vẫn thương họ như thường. Tất cả họ đều đã cố gắng nhưng không thành công. Tôi nói: “Nếu con làm lần nữa, con sẽ không được tới đây nữa”. Và họ hiểu, nên không tái phạm nữa.

Thế nên tôi hỏi cô chó cuối cùng mà vẫn làm. Nói: “Không có (người-thân-)chó nào khác làm nữa. Tại sao con vẫn làm? Sao họ không làm?” Cô chó nói: “Không ai dám nữa vì Ngài đã la họ”. “Được”. Tôi nói: “Vậy thì tại sao? Sao con dám làm vậy?” Cô chó nói: “Con cũng không dám, nhưng sự an toàn của Sư Phụ rất quan trọng với con. Con cần phải làm”. Họ nói những điều khiến tôi kinh ngạc. Thật cảm động hết sức, tôi phải đi tới ôm họ và xin lỗi: “Xin lỗi, ta đã không lắng nghe. Xin lỗi, ta đã trách oan các con. Ta xin lỗi thật nhiều. Thực sự xin lỗi, nhưng ta thương các con”.

Tôi chỉ nói: “Đi vô phòng”. [Nhưng] họ cố gắng đi ngoằn ngoèo kiểu của họ. Tôi nói: “Không! [Vô] phòng!” Và cuối cùng phải cụp đuôi đi vô. (Họ thật dễ thương.) “Thật sự phải đi ạ?” Nhìn tôi: “Thật sự phải đi ạ?” Tôi nói: “Đi!” Và tôi phải nhốt họ trong phòng – 10 phút. Và họ hiểu rằng điều đó là sai. Không quá 10 phút, nếu không họ sẽ quên họ đã làm gì. Sau 10 phút, nếu tiếp tục phạt họ, họ sẽ không biết chuyện gì xảy ra. Họ sẽ nghĩ mình khùng. Nhưng thường thường, tôi cho họ ra trước 10 phút. [Nhốt] chỉ là để dễ dàng dọn dẹp thôi. Nếu không, khi họ chạy lung tung, họ sẽ giẫm lên mọi thứ. Và rồi mình không thể chỉ lau chùi một chỗ; mà phải dọn dẹp cả căn nhà. Và phải thay ga trải giường, mọi thứ. Vậy còn rắc rối hơn.

Tôi không biết làm sao để có thể tự tay chăm sóc (người-thân-)chó của mình. Tôi đã từng tự tay chăm sóc năm (người-thân-)chó, thậm chí còn đi mua đồ này nọ nữa. Nên việc chăm sóc (người-thân-)chó không quá khó khăn. Chỉ là lúc đó tôi không bận. Không bận rộn như bây giờ. Tôi dọn dẹp nhà cửa, đi mua đồ, nấu ăn cho mình, nấu ăn cho (người-thân-)chó, rồi dọn dẹp, không vấn đề gì cả. Đó là khi ở một mình và biết mình phải làm việc đó; mình sắp xếp mọi thứ. Nhưng khi phải làm rất nhiều công việc khác thì thật khó khăn, quá khó khăn.

Nếu chúng ta có kỳ bế quan nào nữa – thí dụ như tháng 6 hoặc có thể là tháng 8 gì đó – chúng ta lại phải dọn đi nữa. Hiểu không? Có rất nhiều quy định. Ở Tây Hồ thì không cần. Đã có rất nhiều “giông tố” ở đó trước kia. Cả nước viết báo, chiếu truyền hình nói xấu tôi rất nhiều, rất nhiều. Nghiệp chướng nặng nề tới mức tôi không thể trở về Đài Loan (Formosa) suốt 10 năm hay cỡ đó. Không thể. Mỗi lần tôi cố gắng trở về, thì có chuyện xảy ra. Hoặc tôi không thể ở lại được – chỉ ở một vài ngày, sau đó tôi phải rời đi. Nhưng ở đó, họ đã quen với chúng ta rồi. Cho nên không ai muốn tới làm điều gì nữa. Họ đã phá bỏ bất cứ gì chúng ta xây trước đây; đâu còn gì nữa để phá bỏ. Và tôi không nghĩ họ có thể chặt phá cây vì trồng cây không phạm pháp.

Cho nên nếu mình ở đó thì dễ hơn, thấy không? Chúng ta đã ở đó nhiều lần. Không có vấn đề gì, phải không? Chúng ta không cần phải dọn đi đâu cả – dù sao cũng không có nơi nào để dọn di. Chỉ là… bây giờ khác rồi. Đây là nơi mới. Tôi nghĩ đó là nơi tốt cho quý vị vì nó rộng lớn. Có một tòa nhà lớn năm tầng, nhưng tất cả đều vô dụng. Trông lớn, nhưng không đủ chỗ. Và rồi chúng ta phải theo nhiều quy định. Dù sao, làm gì được thì làm; tôi làm gì được thì làm. Chúng ta phải theo và thực hiện nhiều bước, nhiều thứ để mọi thứ trở nên hợp pháp, đúng luật. Quá nhiều công việc, quá nhiều giấy tờ. Trước khi mua, đã có rất nhiều thủ tục giấy tờ rồi. Đó là phần dễ dàng.

Và sau đó một số anh chị em đồng tu quý vị… bởi vì ban đầu, tôi muốn mua nơi này và trả tiền hết. Nhưng sau đó Thiên Đàng nói: “Không, thỉnh thoảng hãy để họ trả tiền”. Vì nếu nhiều người mua thì có nghiệp khác nhau, dễ hơn. Nhưng nếu chỉ mình tôi mua thì chỉ có tôi mới có công đức; quý vị không ai có công đức gì hết. Thế thì không lâu bền, như nhiều nơi khác mà tôi đã mua cho quý vị. Nó sẽ không lâu bền; nó sẽ gây rắc rối. Vì vậy, lần này, họ hùn tiền vào. Tôi trả khoảng một nửa số tiền, và… Ban đầu, tôi nói: “Tất cả quý vị đều phải trả tiền; tôi không trả tiền nữa. Tôi sẽ dùng số tiền này vào việc khác, cho Truyền Hình Vô Thượng Sư, cho những người nghèo khó. Quý vị có rất nhiều người. Nếu mọi người hùn tiền vào thì đủ để mua, đủ chứ”.

Nhưng lúc đó họ chưa có đủ. Và lại có thời hạn; mình phải trả tiền đặt cọc, nếu không sẽ mất hết. Vì vậy số tiền đặt cọc phải là một khoản tiền đáng kể. Tiền đặt cọc đầu tiên có thể ít hơn, nhưng tiền đặt cọc thứ nhì phải nhiều hơn. Mà lúc đó [các đồng tu] không có đủ [tiền]. Nên tôi nói: “Được. Tôi sẽ cho quý vị mượn. [Nhưng] phải trả lại cho tôi, không tính lãi”. Nhưng tôi không cho mượn, nên thôi kệ; tôi cho luôn. Tôi không quen cho mượn tiền. Không biết cách. Vì thế sau đó họ nói: “Từ từ, chúng con sẽ trả lại tiền cho Sư Phụ”. Tôi nói: “À, không sao, tôi chỉ nói vậy thôi. Tôi tặng như một món quà”. Làm sao cho đệ tử của mình mượn mà lấy lại? Tôi nói: “Cái gì tôi đã cho đi rồi thì không lấy lại. Không sao”. Có thể bây giờ họ đã có đủ, có nhiều hơn lúc đó, nhưng chúng tôi cần nhiều hơn. Chúng tôi cần nhiều [tiền] hơn để xây các thứ và sửa chữa nữa.

Photo Caption: Bên Trong Có Thể Rất Khác Với Bên Ngoài.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (4/5)
1
2024-05-16
4974 Lượt Xem
2
2024-05-17
3828 Lượt Xem
3
2024-05-18
4604 Lượt Xem
4
2024-05-19
3515 Lượt Xem
5
2024-05-20
3354 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android