Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Tốt Nhất Là Nên Tìm Khai Ngộ Và Giải Thoát, Phần 5/8

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Và rồi, khi vị Minh Sư nhìn thấy thơ của Ngài Huệ Năng, Ngài biết ngay người này thực sự đã khai ngộ cao. Nhưng Ngài (Hoằng Nhẫn) đã làm gì? Ngài dùng giày xóa bài thơ, như: “Đây là rác rến”. Quý vị hiểu ý tôi không? Ngài nói: “Đây cũng chẳng là gì. Phải, không là gì hết”. Nhưng rồi vào ban đêm, Ngài đến phòng của Huệ Năng… đến nơi Ngài xát gạo. Khi Ngài thấy Huệ Năng làm việc cực nhọc, Ngài rất cảm động. Ngài nói: “Ồ, nhờ khai ngộ mà Anh thực sự, thực sự chịu đựng tất cả những điều này”.

Hai người họ đã có cuộc nói chuyện. Rồi Ngài (Hoằng Nhẫn) biết. Sau đó, Ngài truyền y bát cho Huệ Năng. Bởi vì Ngài Huệ Năng có… Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn hỏi tất cả đệ tử…. Quý vị biết truyện này mà. Nhưng dù sao, tôi vẫn sẽ kể lại để có thể trả lời câu hỏi của anh ấy. Nhé? Ngài yêu cầu tất cả đệ tử viết một bài thơ để Ngài có thể thấy họ biểu đạt trí huệ bên trong của mình như thế nào. Thế là không ai dám viết vì biết rằng họ thực sự không giỏi chút nào. À, cũng tốt là họ có tâm khiêm tốn và biết xấu hổ, phải không? Nếu là đệ tử của tôi, tôi không biết họ sẽ viết ra bao nhiêu trăm bài thơ, dán đầy các bức tường để tranh đua với nhau. Tôi cũng không biết họ viết gì nữa. Thậm chí có thể nói rằng họ ở (Đẳng cấp) Thứ Bảy, Thứ Tám, Thứ Chín, hoặc đã vượt qua Thứ Năm. Hiểu không? V.v. và v.v. Và rằng họ là minh sư hay gì đó. Thật là nhàm chán. Ừm, được rồi.

À! Tâm tranh đua về danh lợi luôn gạt người ta hết sức tệ hại, không chỉ ở thời của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, mà ở thời của tôi cũng có nữa. Tất cả quý vị đã thấy và đã nghe rồi. Có một, hai người gọi là anh chị em đồng tu quý vị, tu chưa được mấy ngày mà đã bắt đầu tuyên bố mình ở Đẳng cấp Thứ Năm, Thứ Bảy hoặc Thứ Tám. Và cố trở thành minh sư, nói rằng người ta có thể được giải thoát bằng cách niệm tên của họ. Nhưng càng niệm thì người ta càng trở nên tối đen. Không có Ánh Sáng. Ngay khi họ chạm vào ai đó, người đó sẽ trở nên tối đen. Đó là lý do tôi bắt đầu la rầy họ sau đó. Nếu họ không quấy phá người khác thì có lẽ cũng không sao. Nhưng có người phàn nàn: “Sau khi người đó chạm vào con, thì con không thấy Ánh Sáng nữa”. Thành ra tôi mới la rầy họ. Hiểu chứ? Nhớ không? (Dạ nhớ.) Được rồi.

Vì vậy, không ai dám làm thơ ngoại trừ một đệ tử xuất gia tương đối thông sáng nhất, danh giá nhất và xuất sắc nhất, tôi quên tên người đó rồi. (Thần Tú.) Thần Tú, đúng. Chỉ có Thần Tú mới được coi là xuất sắc và có khả năng viết một bài thơ. Những người còn lại tốt nhất là đừng viết, kẻo bị chê cười. Nên họ đã bắt Thần Tú viết một bài. Thần Tú cũng biết ông ta không giỏi gì, nhưng người ta kính nể ông nên gây áp lực cho ông. Vì thế, ông ta viết đại một bài, lén lút giấu tên của mình. Ông ta sợ người ta cười nên viết đại gì đó. Nếu hôm sau Sư Phụ của ông thừa nhận bài đó, thì ông sẽ bước ra nói đó là tác phẩm của mình. Nếu không thì cũng tránh bị ngượng ngập. Do đó, ông đã âm thầm viết một bài vào lúc nửa đêm sau khi viết xong thì chuồn mất, không viết tên ở đó, một chữ cũng không. Không ai biết là ai đã viết và để nó ở đó.

Sáng hôm sau, mọi người ra ngoài và nhìn thấy. Chà! Ai cũng khen: “Thật tuyệt vời, thật tuyệt vời”. Ban đầu có cái gì? “Bồ đề là…”? “Bồ đề là một… cái cây. Trí huệ như đài gương sáng. Luôn luôn phải lau chùi thì mới có được trí huệ”, v.v. Tôi không muốn đọc. Nhàm chán lắm; tôi sẽ không đọc. À, mọi người đến há hốc mồm thán phục. Và vị Minh Sư, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, cũng đến xem. Ngài biết nó chẳng ra gì, nhưng Ngài nói: “Được. Khá hay! Mọi người hãy ghi chép lại, rồi đọc mỗi ngày”. Chỉ để cho qua thời gian, để họ sẽ không làm phiền Minh Sư. Hiểu không? Nếu họ đọc bài thơ này mỗi ngày, họ sẽ không làm phiền Ngài.

Nếu có người nào trong quý vị bước ra viết một bài thơ, tôi cũng sẽ yêu cầu mọi người cùng đọc như vậy, để khỏi làm phiền tôi. Bây giờ quý vị làm phiền tôi muốn chết. Mỗi ngày mỗi khác, với những thứ vặt vãnh. Ngay cả dựng lều và dỡ lều, cũng làm phiền tôi. Rồi nhà vệ sinh và phòng tắm, nước tốt hay không tốt, nước chảy hay không chảy, cũng làm phiền tôi. Lạ thật! Công việc của tôi rất bận. Một người làm sao có thể lo nhiều việc như thế? Những ai trong quý vị biết xây nhà có thể sửa được những thứ đó chứ. Phải không? Họ có thể làm được. Tại sao lại phải làm phiền Sư Phụ? Liên lạc viên để làm gì? Chúng ta có nhiều thợ chuyên môn. Nhiều người có thể xây nhà và đủ thứ. Sao lại làm phiền tôi? Thế nên tôi cũng sẽ tìm ai đó viết một bài thơ, và bảo quý vị đọc mỗi ngày để quý vị không gây ồn ào nhiều vậy nữa. Quý vị không có gì để làm, rồi làm phiền tôi.

Cho nên Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn cũng biết người được cho là đại đệ tử của Ngài cũng vẫn chưa tới đâu. Hiểu không? Ông ta chưa tới đâu, chỉ nói thôi. Tâm ông ta chưa được khai mở, vẫn chưa khai ngộ. Nhưng Ngài chấp nhận bài đó. Mọi người đều nể trọng ông. Ngài cũng không muốn làm cho ông mất mặt. Làm Sư Phụ là như thế đó. Ngài rất độ lượng. Vì không có ai khác viết gì hết, Ngài không có lựa chọn nào khác. Nên Ngài chỉ có thể bảo mọi người: “À, bài này hay. Nếu quý vị đọc, chắc chắn sẽ… Từ từ và dần dần, quý vị sẽ khai ngộ”. Được. Tốt.

Sau đó một đại quan từ một nơi khác cũng đến xem bài thơ. Ông cũng muốn chép lại và mang về đọc để được khai ngộ. Và vì lý do nào đó, ông ta lại đến từ phía sau nhà và gặp Huệ Năng. Tôi cũng quên mất thế nào rồi. Có lẽ gặp Huệ Năng đang giã gạo ở đó. Hồi đó chưa có máy xay gạo, người ta giã lúa để đập vỏ trấu, loại bỏ lớp cám bên ngoài, và làm những hạt gạo trắng để có thể nấu cơm. Hồi xưa vất vả vậy đó. Mọi thứ đều làm bằng thủ công. Ngày nay, máy móc rất tiện lợi. Thời đại này, chúng ta được hưởng rất nhiều tiện ích hơn cả các vị vua thời xưa. Huệ Năng ở đó đang giã gạo. Đây thực sự không phải là công việc dễ dàng. Ngài phải buộc một hòn đá vào người để Ngài đủ nặng mới có thể giã thóc tách vỏ trấu để cho gạo được trắng.

Vị đại quan đó tình cờ đi ngang qua nơi này. Ông ấy hỏi xung quanh, và nói: “Tôi đến để xem bài thơ”, Và Huệ Năng hỏi những người khác: “Tôi chưa từng đi qua cửa trước, tôi cũng chưa bao giờ được phép vào chánh điện. Tôi bận ở đây. Anh em có thể dẫn tôi tới đó xem được không? Tôi cũng muốn xem và thán phục bài thơ đó”. Có người đã đưa Ngài đến đó. Đọc xong, Ngài cũng biết là không hay chút nào, nhưng Ngài cũng không nói gì. Ngài chỉ đến gặp vị đại quan mà có thể viết… Thời đó, không phải ai cũng biết viết. Không phải ai cũng có tiền hoặc có cơ hội để trở nên có học thức. Hồi đó lâu lắm rồi, quốc gia nào cũng đều khó khăn. Có rất ít người có học thức. Vì vậy, Ngài nói với vị đại quan: “Tôi cũng có một bài thơ muốn cống hiến, cúng dường. Ông có thể vui lòng giúp tôi viết ra được không?” Vị đại quan nói: “Anh? Anh mà cũng biết làm thơ sao? Anh sao?” Ngài nói: “Quan trọng gì đâu. Làm ơn, mọi người đều bình đẳng. Sư Phụ nói ai muốn thì có thể viết một bài. Sao tôi lại không thể? Xin viết giùm tôi vì tôi không biết viết”. Ngài là người miền Nam và không biết viết chữ Hoa. Vị đại quan nghe và nghĩ thấy cũng có lý. Phải công bằng. Đúng không? Tâm công bằng là không phân biệt. Vì vậy, ông đã giúp Ngài. “Được. Anh hãy đọc, tôi sẽ giúp viết ra cho anh”.

Rồi Ngài viết bài thơ bất hủ mà quý vị đều biết. “Bồ-đề vốn chẳng cây, Gương sáng (minh tâm) cũng không đài. Xưa nay không một vật. Bụi trần bám vào đâu?” Ý Ngài là trí huệ không có cây. Nguyên thủy không phải là cây. Và tâm mình sáng, nghĩa là bên trong, tâm mình sáng. Không giống như gương mà cần…. bởi vì ông kia nói: “nó giống như gương, hàng ngày phải lau chùi”. Ngài nói độ sáng bên trong, Ánh Sáng bên trong không có khung. Vốn không có gì hiện hữu, thì làm sao lại có nghiệp nào? Vì ông kia nói thường xuyên phải lau gương để bụi không dính vào. Huệ Năng nói không có vật gì hết. Làm sao bụi có thể dính vào đâu? Ôi, Trời ơi! Quý vị thấy sự khác biệt. Người ta vẫn còn bị ràng buộc và chỉ lặp lại, giống như đọc từ kinh sách. Đọc kinh sách, như Đức Phật dạy: “Phải tu hành, và thanh tẩy chính mình”. những điều như vậy.

Nhưng đó chỉ là nhân tiện thôi. Bởi vì chúng ta sống trong xã hội nên phải hành động cho phù hợp, phải có lòng nhân đạo, phải là một công dân tốt. Vậy, chúng ta phải làm điều này tốt, làm điều kia tốt. Nhưng không có gì thực sự quan trọng, ngoại trừ khai ngộ và thấy Tự Tánh của mình. Nhưng Ngài Huệ Năng, Ngài đã biết rồi, Ngài đã đạt đến trạng thái hư không, không bám víu này rồi. Không phải vì Ngài nói thế, mà là vì Ngài biết điều đó. Nên dù tôi có lặp lại điều tương tự hay viết những câu thơ tương tự, nhưng tôi không ngộ được nó, thì lại là một điều khác. Không phải vì mình viết như thế, sao chép hay bắt chước Ngài thì mình cũng khai ngộ như Ngài. Không phải như vậy. Nên, đây là một điều từ bên trong.

Cũng như khi Ngài (Huệ Năng) còn ở quê nhà tại Âu Lạc (Việt Nam), lúc bấy giờ, Ngài nghe được một câu từ Kinh Kim Cang và Ngài phần nào đã khai ngộ. Ngài hiểu bản chất của nó. Trong kinh có nói tâm quý vị, nghĩa là tâm trí, ý nghĩ của quý vị, không nên trụ vào bất cứ điều gì, thì quý vị sẽ đạt được Pháp Vi Diệu. Đại khái vậy. Vì vậy Ngài hiểu ngay. Hiểu, nhận ra và biết là những điều khác nhau. Không như: “Ồ, Ngài đọc điều đó và tôi nghe điều đó, tôi có thể lặp lại”. Nó khác. Nó khác từ liễu ngộ bên trong của quý vị. Vì vậy, Ngài lập tức muốn đi tìm Minh Sư là vị sẽ cho Ngài nhiều hơn, sẽ tạo điều kiện cho Ngài để khai ngộ hơn, để thấy Phật Tánh của Ngài.

Cho nên, khi Ngài đến đó, vị Minh Sư hỏi Ngài: “Anh muốn gì mà lặn lội đường xa như vậy đến đây...? Anh muốn gì?” Ngài nói: “Tôi muốn thành Phật, không gì khác”. Và sau đó họ để Ngài ở sau núi, làm mọi công việc cực nhọc, như bửa củi, xát gạo, nấu ăn cho mọi người, như người vô danh. Người mới nhập môn là thế đó. Ngoài ra, Ngài cũng đến từ Âu Lạc (Việt Nam); lúc đó Ngài không nói thạo tiếng Hoa; có thể nói một chút, nhưng không biết viết. Nãy giờ tôi nói gì, ôi Trời ơi. Nói cho tôi biết nhanh, trước khi tôi lại quên hết. Nãy giờ nói gì? (Sự khai ngộ.) Khai ngộ. À, đúng, khác… Duỗi chân ra đi cưng, duỗi đi. Nhanh nào, (cưng) ngồi lâu quá, còn chật chội nữa. Nếu muốn thì duỗi chân ra, nhé? Nằm lên anh ngồi đằng sau nếu muốn. Thư giãn, thư giãn. Thấy không, đó là lý do chúng ta cũng không có chùa nào. Và không có chư Phật nào quanh đây, nên chúng ta cứ duỗi chân ra. Trong chùa, thì phải ngồi thẳng, không thể làm bất cứ gì hết. Ở đây, quý vị muốn làm gì thì làm.

Rồi, bây giờ… Và rồi, khi vị Minh Sư nhìn thấy thơ của Ngài Huệ Năng, Ngài biết ngay người này thực sự đã khai ngộ cao. Nhưng Ngài (Hoằng Nhẫn) đã làm gì? Ngài dùng giày xóa bài thơ, như: “Đây là rác rến”. Quý vị hiểu ý tôi không? Ngài nói: “Đây cũng chẳng là gì. Phải, không là gì hết”. Thậm chí còn dùng giày của Ngài. Nghĩa là rất thiếu tôn trọng, như giai cấp rất thấp hèn. Ngài dùng giày của Ngài để xóa mọi thứ mà Ngài Huệ Năng đã viết. Ngài nói: “À, cái này cũng chẳng đi đến đâu. Chẳng tới đâu cả”. Nghĩa là Huệ Năng chưa ở đâu cả. Chưa khai ngộ, không là gì, chẳng là ai.

Nhưng rồi vào ban đêm, Ngài đến phòng của Huệ Năng… đến nơi Ngài xát gạo. Khi Ngài thấy Huệ Năng làm việc cực nhọc, Ngài rất cảm động. Ngài nói: “Ồ, nhờ khai ngộ mà Anh thực sự, thực sự chịu đựng tất cả những điều này”. Và rồi, Ngài không nói gì thêm nữa. Ngài dùng cây trượng của mình ... Thường thì Minh Sư có một cây trượng, cây trượng mang tính biểu tượng. Tôi cũng có cây trượng. Lần rồi tôi phải cho mất cây trượng cho ai đó nói vớ vẩn. Được rồi. Ngài dùng cây trượng đập xuống sàn ba lần, rồi Ngài rời đi. Ngài không nói gì thêm nữa. Huệ Năng đã hiểu. Vào canh ba, Huệ Năng đi đến phòng của Sư Phụ. Quý vị biết đó có nghĩa là vào canh ba; Ngài đi sau nửa đêm.

Và sau đó Sư Phụ nói với Ngài tất cả điều này và ban cho Ngài mọi hướng dẫn cần thiết để trở thành người kế vị. Rồi Ngài nói: “Anh phải rời đi. Đây là tấm vải được truyền lại từ Ngài Bồ Đề Đạt Ma”, vị Thiền Sư đầu tiên. Lúc đó người ta gọi là Thiền. “Bây giờ Anh hãy cầm nó đi ra ngoài kia mà giúp chúng sinh, khai sáng cho họ để cứu họ khỏi khổ đau. Từ bây giờ, Anh sẽ làm điều đó. Nhưng sau khi Anh cầm cái này, đây là công việc của anh. Nhưng đừng vội rao giảng Pháp (Giáo lý), bởi vì điều đó sẽ tệ cho Giáo lý. Anh phải kiên nhẫn ẩn náu một thời gian, nếu không, tính mạng Anh cũng sẽ gặp nguy hiểm, vì mảnh vải”. Đó là lý do Ngài Bồ Đề Đạt Ma nói không truyền mảnh vải sau đó nữa. Và Ngũ Tổ…

Tôi đang nói tiếng Anh hả? (Dạ.) Được không? Quý vị có thông dịch không? (Dạ có.) Có thông dịch không? (Dạ có.) Không biết tôi chuyển sang nói tiếng Anh hồi nào nữa; tôi thậm chí không biết. Được rồi, vậy… tôi tiếp tục nói tiếng Anh, nhé? (Dạ vâng.) Tất cả quý vị có thông dịch không? (Dạ có.) Vậy tốt. Ngôn ngữ nào cũng không xong. Nếu tôi nói tiếng Âu Lạc (Việt Nam), mọi người sẽ không hiểu. Nếu tôi nói tiếng Đại Hàn, họ sẽ không hiểu.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (5/8)
1
2023-09-10
5463 Lượt Xem
2
2023-09-11
4293 Lượt Xem
3
2023-09-12
4009 Lượt Xem
4
2023-09-13
3655 Lượt Xem
5
2023-09-14
3492 Lượt Xem
6
2023-09-15
3301 Lượt Xem
7
2023-09-16
3488 Lượt Xem
8
2023-09-17
3290 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android