Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Hãy Đối Xử Tử Tế Với Mọi Người, Phần 3/5

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Đưa cho cô ấy, nói rằng: “Cái này là để cảm ơn cô, từ tất cả khách hàng chúng tôi”. Cô ấy vui lắm. Hay là người tính tiền, hoặc người giúp tôi mang đồ ra, hoặc bất cứ người nào. Chỉ để lan tỏa sự tử tế. Có lẽ họ không cần. Không ai mong đợi gì hết. Tài xế taxi không mong đợi nhiều tiền ‘típ’, nhưng tôi cho thêm. Hoặc tôi cho thêm kẹo sô-cô-la hoặc bánh (thuần chay), bất cứ gì tôi có sẵn, chỉ để lan tỏa sự tử tế, làm thế giới này thành một nơi vui vẻ hơn cho tất cả mọi người sinh sống.

Nên tôi nói: “Có gì đâu, cô là người tốt. Không sao, đừng lo”. Rồi tôi mời cô ấy uống nước (không cồn), cho cô ấy rất nhiều trái cây và bánh kẹo (thuần chay) mang về nhà. Cô ấy cứ nói: “Ôi, Trời ơi! Ôi, Trời ơi, Trời ơi…” Rất tốt! Chỉ để quý vị thấy đời này thiếu sự tử tế biết bao.

Anh tài xế ở thành phố khác cũng vậy, hoặc người bán vé tàu hỏa này nọ. Ông ta không tin nổi tôi trả số tiền nhiều như thế, dù ông ta nói tôi không cần làm vậy. Nhưng tôi nói: “Trước khi vô đây, tôi đã nói với ông tôi muốn nguyên một phòng riêng trong toa để được ở một mình trong một lúc, nếu ông có. Ông nói được, nhưng tôi phải trả mắc hơn. Tôi nói: ‘Dĩ nhiên’, và tôi đã hứa trả. Nên bây giờ tôi phải trả”. Ông nói: “À, Bà nói vậy chứ khỏi cần”. Ông ta nói vậy đó. Nhưng tôi nói: “Không, không. đừng nói ‘khỏi cần’. Phải trả là phải trả”. Vì ông là người đạo Hồi, nên tôi nói: “Bởi vì Allah lúc nào cũng nhìn mình hết. Mình phải đúng đắn, đàng hoàng. Phải làm những gì mình phải làm, cho dù không ai biết”. Ông nói: “Không ai biết hết”. Tôi nói: “Allah biết”. Sau một lúc, tôi nói: “Xin ông nhận. Giúp tôi làm đúng”. Lát sau, sau một lúc thì ông nhận. Nhưng ông không thể tin nổi. Ông cứ nói tôi lấy lại vì số tiền đó nhiều quá. Ông nói: “Đắt quá”. Tôi nói: “Tôi biết. Tôi biết như vậy trước khi bước vô đây, chứ không phải ông kéo tôi vô hay là gạt tôi gì cả. Tôi biết mà. Nên không sao, tôi có tiền trả mà. Nếu tôi không có tiền, thì dĩ nhiên tôi sẽ nhận như một món quà từ Thượng Đế, nhưng Thượng Đế đã cho tôi tiền để trả rồi, nên tôi không muốn lấy quà khác từ đó”.

Dù sao, chỉ để quý vị thấy rằng quý bà này làm việc cả đời ở đây kiếm tiền, và bà gặp mình. Thử tưởng tượng xem có bao nhiêu hạng người? Bởi vì đây là khách sạn, mình gặp đủ loại người. Nhưng dù vậy, bà ta vẫn nghi ngờ quá! Hiểu ý tôi không? Bà ta gặp đủ loại người. Vậy có nghĩa là bà ta chưa gặp sự tử tế. Bà ta chưa gặp được. Người ta chỉ tới mặc cả càng nhiều càng tốt để được giá rẻ hay gì đó. Hoặc là đối xử với bà như là: “Tôi đến trả tiền – tôi muốn cái này, muốn cái kia”. Có lẽ vậy. Nhưng có lẽ họ chưa tử tế với bà. Có lẽ không. Nếu không, bà đã chẳng nghi ngờ nhiều vậy. Nếu quý vị làm chủ một khách sạn và thấy số tiền như vậy là chuyện thường, đúng không? Nếu quý vị muốn bán khách sạn thì đó là số tiền mà mình kỳ vọng, số tiền mà người ta sẽ đưa cho mình. Có gì đâu mà nghi ngờ nhiều thế? Thí dụ vậy.

Cho nên rất khó cho người ta sống trên cõi đời này, bởi vì sự tử tế rất hiếm thấy. Cho nên ở đâu có thể làm người ta vui thì tôi làm. Tài xế taxi hoặc người lái xe buýt, những người mà mình sẽ không bao giờ gặp lại, nếu tôi mang theo hộp sô-cô-la (thuần chay) thì tôi cho họ một ít. Hoặc tiếp viên hàng không, nếu có sô-cô-la (thuần chay) thì tôi chia cho họ một ít. Có thể không nhiều vì tôi không thể mang nhiều, nhưng có lẽ một thỏi (thuần chay), hoặc tương tự. Hoặc người dọn dẹp ở phi trường, tôi cho họ một thỏi sô-cô-la (thuần chay). Có thỏi nhỏ thì cho thỏi nhỏ. Có thỏi lớn thì cho thỏi lớn.

Hoặc người bán hàng trong tiệm, tôi mua một số sô-cô-la (thuần chay) ở tiệm đó, rồi đưa lại cho cô ấy một hộp, và tất cả họ đều rất, rất ngạc nhiên và vui vẻ. Thử tưởng tượng coi, không ai làm như vậy bao giờ sao? Ngày Lễ Mẹ hoặc bất cứ ngày nào, tôi cứ làm bất kỳ ngày nào. Bởi vì nhiều khi gia đình mình đông – mười người-thân-chó và mười người-thân-chim, và bao nhiêu người – đôi khi nhiều lắm, nên có lúc tôi mua rất nhiều. Cô ấy liên tục lật hàng lên, đẩy hàng qua một bên, rồi bỏ vào túi. Đôi tay mệt lắm chứ, quý vị hiểu không? Những người trong siêu thị làm vậy cả ngày, không ngừng. Hãy tưởng tượng đó là quý vị. Thử tưởng tượng coi, hiểu không? Nên tôi luôn hỏi họ tay họ có sao không, “Có mệt quá không? Vì cô làm việc cả ngày”. Cô ấy nói: “Ồ! Không ai hỏi tôi như thế bao giờ. Dĩ nhiên là mệt lắm, nhưng tôi phải làm việc”. Sau đó tôi đưa lại cô ấy một hộp kẹo sô-cô-la (thuần chay) loại sang, một hộp ngon. Hoặc nếu không có thì tôi chạy vô tiệm trở lại và tìm quầy bán sô-cô-la (thuần chay), mua một hộp, hộp nào ngon nhất.

Nhưng vừa cỡ thôi, không lớn quá, để cô ấy đừng ngại hoặc lo lắng về người chủ. Nên tôi chỉ mua một hộp vừa cỡ, đưa cho cô ấy, nói rằng: “Cái này là để cảm ơn cô, từ tất cả khách hàng chúng tôi”. Cô ấy vui lắm. Hay là người tính tiền, hoặc người giúp tôi mang đồ ra, hoặc bất cứ người nào. Chỉ để lan tỏa sự tử tế. Có lẽ họ không cần. Không ai mong đợi gì hết. Tài xế taxi không mong đợi nhiều tiền ‘típ’, nhưng tôi cho thêm. Hoặc tôi cho thêm kẹo sô-cô-la hoặc bánh (thuần chay), bất cứ gì tôi có sẵn, chỉ để lan tỏa sự tử tế, làm thế giới này thành một nơi vui vẻ hơn cho tất cả mọi người sinh sống.

Nên tôi làm vậy hoài với người lạ. Cái này… có người gọi là (hành động) tử tế ngẫu hứng? Làm cách nào được thì mình làm. Không cần phải đắt tiền. Nếu quý vị không có nhiều tiền, nó không cần phải đắt. Chỉ một thỏi kẹo sô-cô-la (thuần chay) hoặc vài cái kẹo (thuần chay), bất cứ gì mình có. Hoặc nếu không có thì chỉ cần tử tế và khiêm nhường, rất biết ơn đối với họ, nói rằng: “Ồ, cô làm việc rất giỏi. Và cô tử tế lắm; giúp đỡ rất nhiều. Tôi không biết làm sao cảm ơn cô. Cầu Thượng Đế gia hộ cho cô và gia đình cô”. Vài lời tử tế cũng rất tuyệt vời. Không phải lúc nào cũng kẹo sô-cô-la, nhưng tôi cũng cho đồ vật. Những lời tử tế – đồng thời, vì tôi có khả năng mua, nên cũng cho họ một cái gì cụ thể, và nói: “Này, để lát nữa về nhà uống trà, nghỉ ngơi với gia đình”. Hay là: “Đây là cho anh lát nữa uống cà-phê vào giờ nghỉ, anh có thể chia sẻ với mấy người đồng nghiệp”, v.v. Họ thích lắm. Dĩ nhiên, sô-cô-la thì tốt.

Không phải chỉ có sự tử tế thôi, mà sô-cô-la (thuần chay) người ta cũng thích, phải không? Hoặc là bánh (thuần chay). Họ thích, phải không? (Dạ đúng.) Ừ, người ta thích. Vậy thì chúng ta nên làm vậy, vì tôi nhận ra tử tế với con người quan trọng tới mức nào. Rất quan trọng. Nó làm thăng hoa đời sống hằng ngày của họ. Rồi có lẽ khi họ nhìn lại cái nghề của họ, họ nói: “Không đến nỗi nào. Người ta biết ơn công việc của mình lắm”. Bình thường có thể họ coi như lẽ thường. Duỗi chân, duỗi chân ra. Duỗi chân ra nếu muốn, những người có thể duỗi. Gác chân lên vai của mấy người ngồi phía trước. Người ta nói ‘gác chân lên’. Đừng để mỏi quá.

Này. Nói tới đâu rồi? (Lan tỏa sự tử tế.) Ờ. Luôn luôn, luôn luôn tử tế với mọi người là điều quan trọng. Phải, luôn luôn như vậy. Dù đôi khi họ có cộc cằn với mình. Như là lúc tôi lo chạy từ ga này đến ga kia, cuối cùng tìm ra đúng chỗ để làm thủ tục lên máy bay. Nhưng rồi có hai, ba quầy đều là “hạng thương gia”, và một quầy đề là “hạng thương gia và hạng phổ thông”. Tôi nghĩ quầy này cũng được. Tôi vừa vào tới thì cô ta đóng lại, đi vô trong. Nên tôi phải đi trở ra sắp hàng bên cạnh, rồi một ông bước đại vào phía trước tôi, nói: “Tôi đến trước Bà”. Tôi nói: “Được, xin cứ tự nhiên!” Hành khách khác ai cũng thấy. Họ mỉm cười với tôi, họ nói: “Tôi thấy”. Họ nói: “Tôi thấy”. Tôi nói: “Thôi kệ. Nãy giờ đã đợi suốt buổi chiều, lãng phí nhiều tiếng rồi, nên thêm vài phút nữa cũng đâu có sao. Cứ để ông ta làm vậy”.

Rồi một bà khác chạy tới: “Bà có vội không? Bà có vội không? Tôi có thể vào đứng trước không?” Tôi nói: “Được, xin vào. Xin cứ vào”. Sau đó tôi nói với người đứng đằng sau tôi: “Bây giờ tôi phải đứng sau ông, vì tôi nhường cho quý bà này chỗ của tôi rồi. Nên tôi sẽ đứng sau ông”. Ông ta nói: “Không! Đừng lo. Đừng lo. Tôi cũng như Bà. Tôi không quan tâm nữa”. Rồi! Thế là sau đó chúng tôi thành bạn, nói chuyện đôi chút về thời tiết. Chao ôi! Đợi ba, bốn tiếng đồng hồ – nhiều chuyện để nói lắm. Lịch sử loài người này nọ! Rồi sau đó mỗi người đọc mấy tin vớ vẩn trên báo và đợi. Sau một hồi, cuối cùng máy bay không cất cánh! Chờ, chờ nữa, chờ nữa… Ông hồi nãy cắt ngang trước tôi bỗng nhiên gặp lại tôi, mỉm cười với tôi. Tôi mỉm cười lại. Tốt! Một lát sau, máy bay đó cũng trở vào lại phi trường. Ông ta lại chạy vượt qua mặt tôi. Tôi nói: “Này! Tại sao bây giờ ông lại vội?” Trời ơi! Con người thật là, thật là buồn cười, quý vị có nghĩ vậy không? Mấy người lớn thật là buồn cười, vậy mà trách trẻ nhỏ! Ờ, thật buồn cười! Sự đời là vậy đó.

Con người quá quen với sự tranh giành. Giết người khác để sống. Dù không giết người-thân-động vật thì cũng giết nhau! Giết bạn đồng nghiệp. Giết bạn đồng thuyền, cứ đạp lên nhau để đi. Không có gì vội vã ở đâu hết! Ai cũng đi Wien (Vienna) trên máy bay đó, và mọi người đều đợi. Ông ta biết tôi mới bước qua một bên 2 giây! Rồi bước trở lại, vậy mà ông ta giành chỗ của tôi. Ông nói: “Không! Bà phía sau tôi”. Tôi nói: “Rồi, cứ tự nhiên”. Tôi cảm thấy thế giới thật buồn cười. Ý nói, tôi sẽ không bao giờ làm vậy với hành khách đi cùng. Không có gì mà vội vã đi đâu hết. Nguyên một hàng dài đứng phía sau. Máy bay sẽ không rời nếu mình và nhiều hành khách chưa lên. Vì vẫn còn thời gian. Chúng tôi có hai tiếng đồng hồ để làm thủ tục. Rồi sau đó phải đợi thêm mấy tiếng nữa.

Hy vọng ông đó học được bài học. Dù có vội vàng bao nhiêu, nếu không đi được thì không đi được, cưng ơi! Nó là vậy đó! Xô đẩy nhiều quá. Đẩy tới, đẩy lui, rồi cũng trở về chỗ cũ – bước đầu! Hy vọng ông ta thật sự học được bài học. Thật ra, quên không nói quý vị nghe. Khi ông ta mỉm cười với tôi, tôi có năm thỏi kẹo (thuần chay) trong cái túi nhỏ. Tôi cho ông một thỏi kẹo (thuần chay), để “trả thù” sự không tử tế của ông đối với tôi. Hy vọng cái đó sẽ làm dịu ngọt “nhiệt nóng” của ông trong tương lai với các hành khách khác và những đồng bào khác. Chắc chắn là sẽ như vậy. Cho nên, có một ít kẹo sô-cô-la (thuần chay) cũng tốt lắm. Tôi không biết gì khác, chắc phải có thêm sô-cô-la (thuần chay) ngon hơn, nhưng cái đó cũng nhẹ, vì nó là bánh xốp.

Tôi không thể mang theo nhiều được. Chỉ có một cái túi nhỏ cỡ này đựng đủ thứ đồ trong đó rồi. Nhưng lúc nào cũng có một ít sô-cô-la (thuần chay); lỡ thấy em nhỏ nào khóc thì mình cho. Hoặc là bà lão nào đó mệt nhọc hoặc là khách hàng than thở – thì tôi luôn cho họ. Và hôm qua, tôi cho luôn cái kính mát, bởi vì có một bé gái đang khóc lóc khẩn thiết. Cô bé đang rất sợ hãi. Cô bé còn nhỏ, khoảng 11 tuổi. Cô bé khóc, khóc mãi, rất là căng thẳng. Thấy vậy tôi nói: “Nè! Nhìn đây! Ta có kính râm này. Ờ, đeo vô thử coi, rồi con sẽ thấy tối om, sẽ không trông thấy gì nữa hết. Rồi sẽ không còn vấn đề gì nữa. Dù là gì, nó cũng sẽ giống nhau, đều tối đen. Con sẽ không thấy người ta khóc, nhảy nhót, hay gì cả!” Nghe vậy, cô bé đeo kính vô, tôi nói: “Chà! Cô công chúa nào mà xinh vậy!” Rồi cô bé mỉm cười, rồi mọi chuyện tốt hơn. Và cô bé trở về chỗ ngồi. Ờ, rồi mọi chuyện ổn. Rồi, đó là thứ duy nhất còn lại trong túi xách mà tôi có thể cho lúc đó, vì hết sô-cô-la (thuần chay) rồi.

Không còn cái gì ngon lành trong túi xách. Ngoại trừ cặp kính mát! Thiếu niên thích mấy thứ đó lắm. Biết không, bất cứ gì! Chỉ đeo lên thôi. Tôi nói: “Ồ, cái này là mốt mới nhất! Tuyệt ha!” Và cô bé vui lắm. Cái đó làm cô bé dịu xuống và trở về chỗ mẹ của bé hay người nào đó. Bởi vì tiếp viên hàng không đang dỗ dành cô bé, cho bé ngồi chỗ của họ này nọ. Nhưng cô bé vẫn không dịu xuống. Cứ khóc, khóc mãi. Không khóc lớn, nhưng rõ ràng là cô bé đang căng thẳng tinh thần, rất lo lắng, rất buồn bực. Vì được tin máy bay không bay, máy bay đang bị trục trặc phải quay về lại phi trường nơi đã cất cánh, không về nhà bé được. Cô bé sợ quá, sợ, sợ lắm. Chao ơi! Lần sau có hai, ba cặp mắt kiếng trong túi xách cũng tốt. Sô-cô-la không còn mãi được. Tôi tiếp tục cho, cho hoài.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (3/5)
1
2023-08-21
4034 Lượt Xem
2
2023-08-22
3246 Lượt Xem
3
2023-08-23
3383 Lượt Xem
4
2023-08-24
3374 Lượt Xem
5
2023-08-25
3869 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android