Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Tình Thương Chân Thật Luôn Có Đó Cùng Với Trí Huệ, Phần 2/3

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Tình cảm A-tu-la khác với tình thương chân thật. Tình cảm A-tu-la, tình cảm ràng buộc do nghiệp chướng, những thứ đó không phải là tình thương chân thật. Tình thương đó có thể tan vỡ bất cứ lúc nào, khi mà nghiệp chướng không còn nữa, tình cảm đó vỡ tan. Hoặc trong một số tình huống khả quan hơn, tình thương đó sẽ chuyển sang một đối tượng khác. Đó là những tình thương khác nhau. Tình thương chân thật không bao giờ mất. Tình thương chân thật không thay đổi. Tình thương chân thật luôn có ở đó cùng với trí huệ.

Nhưng vấn đề là như thế đó. Tuy nhiên thế giới đã tốt hơn rồi. Tưởng tượng trước đây coi. Trước đây, người Đài Loan (Formosa) thậm chí không thể đi đâu, ngoại trừ đến Cao Hùng hay Đài Bắc. Quý vị có thể đi khắp ngang dọc đất nước. Tự do. Như thế đã là tốt lắm rồi. Thời trước đây, nếu quý vị còn nhớ, thậm chí không thể đi từ huyện này sang huyện khác mà không được phép, không có con dấu, hoặc đại khái vậy. Một số quốc gia, trước đây là như thế đó. Nên thế giới chúng ta thật sự khá hơn rồi. Chỉ là chậm như sên đối với tôi. Chậm như sên, hoặc rùa đối với tôi. Quá chậm. Nhưng khá hơn, văn minh hơn rồi. Ít ra là như thế.

Chúng ta phải tu hành nhiều hơn để có trí huệ, nhưng quý vị rất khó có thể cảm nhận sự khác biệt giữa trí huệ và sự phán đoán của chính mình. Tôi sẽ cho quý vị một số ví dụ về trí huệ, và định kiến, sự phán xét của chính quý vị. Tôi đã viết xuống rồi, điểm này, điểm này, điểm này, để nói chuyện với quý vị. Để quý vị có thể ý thức rõ ràng hơn về cạm bẫy của tâm trí và thói quen của chính mình, phong tục tập quán và định kiến của xã hội. Nhưng tôi dọn nhà. Và đã đi khắp căn nhà nhỏ, cũng không tìm được [tờ giấy đó]. Nó nằm chung với quyển nhật ký. Lúc nãy cũng không tìm được. Mà tôi đã trễ rồi vì thương lượng để ra gặp quý vị. Thương lượng không kết quả, nhưng tôi nói: “Dù gì, tôi cũng sẽ đi”. Và rồi cũng vẫn không tìm được mấy thứ mà tôi muốn nói với quý vị, nên càng trễ hơn. Thế rồi tôi gọi một sư huynh của quý vị, chỉ để hỏi anh ta có đủ những gì cần thiết để đi không. Và anh ta nói với tôi đủ thứ chuyện ngoại trừ trả lời câu hỏi đó.

Nên tôi phải la anh ta. Nói: “Đủ rồi! Chỉ cho tôi biết là anh đã nhận được thứ đó hay chưa?” Anh ta nói: “Dạ nhận được rồi”. Tôi nói: “Được. Cảm ơn anh. Bây giờ đi, với Thượng Đế”. Tôi đã vội vã rồi, để đến gặp quý vị, mà anh ta lại nói về lịch sử tháo dỡ và sắp xếp hành lý của mình. Tôi hỏi anh ta: “Anh ở đâu vậy?” Anh ta không trả lời mà cứ nói về những thứ khác. Tôi chỉ hỏi: “Anh ở đâu vậy?” Một câu hỏi đơn giản. Câu hỏi khác: “Anh đã nhận được cái tôi gửi chưa?” Tôi chỉ hỏi có thế thôi. Mọi thứ khác anh ta có thể nói với tôi hôm khác. Tin tôi đi.

Tôi có một điều mà quý vị hết sức cần và tất cả quý vị đều phải có, nên có: đó là Trí huệ. Tôi sẽ chứng minh cho quý vị. Nếu không, quý vị sẽ nghĩ: “Ồ, Sư Phụ đang khoe khoang. Làm sao chúng con biết Sư Phụ có trí huệ?” Rất đơn giản! Rất đơn giản để kiểm tra. Tôi không nói dối quý vị, không thể. Nếu quý vị có chút thông minh và hiểu được tiếng Anh hoặc tiếng Hoa, gì cũng được, tôi sẽ chứng minh cho quý vị. Tôi viết trên mảnh giấy nhỏ, nhưng không tìm được. Vì vậy, những gì tôi nhớ, tôi sẽ nói cho quý vị nghe, dù không giống như [đã viết]. Có lẽ tôi không nhớ đầy đủ như mình muốn.

Ví dụ như, một chuyện. Khi tôi ở Hungary. Không phải tôi muốn phiền trách ai; tôi chỉ muốn quý vị rút ra bài học. Cho nên đừng xét đoán họ. Có nhiều chó mà họ nhận nuôi. Sau đó, tôi đem chó theo bởi vì tôi nghĩ họ sẽ không chăm sóc tốt ở Hungary, với cách họ đã làm. Khi ở đó, tôi đem chó vào toa xe của tôi mỗi đêm để cho họ đồ ăn nóng và ăn với tôi, ôi họ thích, thích, thích quá chừng. Họ là chó và cả sân đều lầy lội bởi vì mùa đông. Băng đá và nước mưa, nên đầy bùn, lầy lội. Và chân của chó, dĩ nhiên – đầy bùn.

Và tôi lại mặc áo khoác trắng. Tôi cần đến gặp quý vị, thì một, hai chú chó nhảy chồm lên tôi. Tôi nói: “Đừng nhảy!” Chỉ như vậy thôi. “Đừng nhảy!” Họ muốn nhảy lên, tôi nói: “Đừng nhảy!” Và rồi sau đó, một anh đồng tu nói với tôi: “Sư Phụ làm mấy chú chó sợ”. Tôi hỏi: “Tôi đã làm gì?” “Sư Phụ nói ‘Đừng nhảy!’” Tôi nói: “Ái chà! Thế quý vị để chó ngủ ngoài trời trong bùn, trong giá lạnh, trong tuyết, -20°C, -30°C, quý vị không nghĩ sẽ làm họ sợ sao? Quý vị nghĩ như thế tốt hơn là khi tôi chỉ bảo họ đừng nhảy sao? Quý vị nghĩ mình có lòng từ bi hơn tôi hả?” Đó là trí huệ và xét đoán.

Ngay khi mới đến đó, tôi thấy hoàn cảnh của chó. Một chú chó có lông rất mỏng. Nếu bộ lông dày hơn, có lẽ họ có thể chịu được. Vài chú chó có lông dày hơn, nhưng một chú, Boyo, lông rất mỏng. Tôi có thể nhìn thấy da. Trời ơi. Và chú không có chỗ, không có chuồng với mái che ngoài trời. Cũng không có nhà dành cho chó. Nhà chó thì có thể mở được phía trước, còn mọi phía khác thì đóng. Không có gì cả! Chỉ là mái che nhỏ bằng xi-măng. Không, không phải xi-măng. Quý vị có biết những tấm lợp gợn sóng bằng xi-măng mà đôi khi họ dùng để lợp mái nhà không? Chỉ một tấm đó gắn vào tường, chú chó chỉ có thế thôi. Và dĩ nhiên, chú đào hố, cố gắng hết sức đào mặt đất mùa đông cứng như vậy, để có một hố nông, và chú ngủ trong đó.

Lập tức tôi nói: “Chúng ta phải che tất cả chỗ này”. Và tôi cho họ thức ăn nóng mỗi tối với tôi, cùng nhau ăn trong toa xe của tôi. Đó là tình thương chân thật. Chứ không phải xét đoán tôi rằng tôi mắng chó đừng có chồm lên người tôi. Tình thương của tôi không phải là để cho họ chồm lên người, mà là dạy họ đừng nhảy lên người tôi. Chúng ta có chó. Tất cả chuyên gia chó sẽ bảo quý vị “dạy chó của mình đừng nhảy chồm lên người ta” vì nếu quen với thói đó, chó sẽ nhảy lên trẻ em, và trẻ em có thể bị ngã. Hoặc người già yếu, họ có thể bị ngã và bị thương. Như vậy có tốt không? Không!

Vậy quý vị hiểu [thế nào là] tình thương chân thật và tình thương bề mặt, và sự xét đoán và trí huệ. Tình thương phải đi đôi với trí huệ. Không chỉ nói: “Ồ, thương, thương, thương”. Đó là A-tu-la. Tình cảm A-tu-la khác với tình thương chân thật. Tình cảm A-tu-la, tình cảm ràng buộc do nghiệp chướng, những thứ đó không phải là tình thương chân thật. Tình thương đó có thể tan vỡ bất cứ lúc nào, khi mà nghiệp chướng không còn nữa, tình cảm đó vỡ tan. Hoặc trong một số tình huống khả quan hơn, tình thương đó sẽ chuyển sang một đối tượng khác. Đó là những tình thương khác nhau. Tình thương chân thật không bao giờ mất. Tình thương chân thật không thay đổi. Tình thương chân thật luôn có ở đó cùng với trí huệ.

Một chuyện khác. Tôi nhớ được gì thì nói cái đó. Có lẽ không nhớ hết. Được, cứ việc [vỗ tay]. Tốt, tốt. Ví dụ, khi tôi thiết đãi người Hoa từ Trung Quốc đi ăn với tôi, tôi chọn những người cao niên. Tôi bảo họ chọn người cao niên bởi vì tôi giải thích với họ rằng người già có ít cơ hội đi ăn với tôi hơn. Người trẻ có thể có, có thể không, nhưng có nhiều cơ hội hơn để đến gặp tôi so với người cao niên. Dĩ nhiên, biết đâu ngày mai mấy người cao niên bị bệnh, không thấy khỏe, không thể đến hoặc họ có thể qua đời. Và chỉ để họ ăn với tôi một lần, như vậy sẽ làm họ nhớ mãi mãi, và sẽ làm họ vui ở tuổi già khi con cái không thường đến thăm họ nữa, khi xã hội không cảm thấy cần họ nữa, khi có lúc họ chỉ ở một mình, tự nấu ăn lấy, ngay cả khi không khỏe, họ cũng phải tự làm mọi việc cho họ. Điều này sẽ làm họ vui. Như vậy là tốt. Không phải vì tôi phân biệt.

Và rồi ngày hôm sau, không tới phiên của họ nữa. Trở lại bình thường. Bình thường là người Tây phương, họ ngồi ở đây bởi vì chúng ta là chủng tộc mến khách. Chúng ta là người Á châu. Chúng ta tiếp đãi khách rất niềm nở, thân tình, và thật sự với tình thương, với sự chào đón nồng hậu. Đó là cách chúng ta làm. Thế rồi anh đó nghĩ rằng anh ta nên mang tất cả người Trung Quốc lớn tuổi đến đây, bởi vì Sư Phụ đã làm vậy. Anh ta muốn làm người tốt. Cảnh sát tốt, cảnh sát xấu, và rồi tôi phải đến, hoặc tôi phải dời họ, hoặc chỉ ngạc nhiên thôi. Dĩ nhiên là tôi đã không dời họ sang chỗ khác, nhưng mà không hài lòng lắm vì đó không phải là lượt của người Trung Quốc nữa. Và anh ta làm vậy chỉ để bắt chước, chỉ để cho mọi người thấy mình là người tốt và làm tôi trở thành người xấu nếu tôi phải dời người Hoa đi.

Người Trung Quốc hay người Đài Loan (Formosa) trông tương tự nhau. Vậy nếu quý vị chiếm hết những chỗ tốt nhất và cho khách chúng ta… Ngay cả Trung Quốc, hay Âu Lạc (Việt Nam) hoặc Campuchia, chúng ta rất giống nhau. Chúng ta có chân ngắn hơn, nên có thể ngồi sát với nhau. Chúng ta đã quen như thế. Như gắn bó trong gia đình. Ngay cả bây giờ, nhiều gia đình vẫn sống chung với nhau. Người già, con cái và cháu chắt, tất cả ở chung với nhau trong cùng một nhà. Họ thích kiểu sống gia đình. Thích sự gần gũi láng giềng. Đó là chúng ta, người Á châu. Nhưng hầu hết người Tây phương, họ có chân dài. Mình cho họ chút không gian, để họ ngồi phía trước. Họ đến từ nơi xa hơn so với đa số chúng ta. Người Đài Loan (Formosa), chúng ta ở đây. Người Âu Lạc (Việt Nam), như hàng xóm. Và người Á châu, đều trông giống nhau. Vậy nên chúng ta để người Tây phương hầu hết có một chút đặc ân.

Và tôi bảo nhà bếp nấu cái gì đó ngon cho họ ăn. Có thể hơi khác với những món người Đài Loan (Formosa) hoặc người Hoa, hoặc tôi thường ăn, bởi vì người Tây phương, họ không có cơ hội nấu thức ăn ngon cho chính họ. Họ không biết cách nấu. Vì vậy, là chủ nhà, chủ nhà tốt, chúng ta cho họ thứ tốt nhất. Đó không phải là vì tôi xem thường người Trung Quốc hoặc người Âu Lạc (Việt Nam) hoặc người Đài Loan (Formosa), mà tôi muốn người Tây phương được thứ tốt nhất, vì họ là khách. Điều đó tốt cho người Đài Loan (Formosa) và người Hoa nói chung, tốt cho tiếng tăm quý vị. Họ đến từ nhiều quốc gia khác nhau ở phương Tây: Hoa Kỳ, Đức, Áo… nước nào cũng có. Họ đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Họ về nhà, sẽ nói với người dân của họ: “Quý vị biết người Hoa, ồ, họ là những người tuyệt vời”. Và điều đó có tốt cho quốc gia quý vị hay không? (Dạ tốt.)

Thế mà quý vị nghĩ quý vị phải tranh đua với tôi. Quý vị làm bằng ngã chấp của mình, không làm những gì có ý nghĩa sâu sắc hơn, không làm những gì tôi dạy quý vị. Đó không phải là tình thương, đó chỉ là phô trương. Chỉ bắt chước, và bắt chước rẻ rúng. Và rồi nếu tôi chỉnh đốn anh chàng làm việc đó, thì mọi người sẽ nghĩ: “Ồ Sư Phụ, Sư Phụ thật là phân biệt. Sư Phụ thích mấy người Tây. Sư Phụ không thích chúng con”. Không đúng chút nào. Quý vị phải nhìn sâu hơn vào bên trong mọi thứ trước khi xét đoán bất cứ ai hoặc ngay cả Sư Phụ. Mọi người, tất cả người Tây phương, khi về nhà, họ sẽ quảng bá tên tuổi của quý vị, tiếng tăm của quý vị, họ sẽ thích, và mọi quốc gia sẽ ân cần đón tiếp người Hoa hơn.

Bởi vì họ không biết ai là người Hoa, ai là người Âu Lạc (Việt Nam), ai là… Khi mới nhìn, họ không biết đó là người Hoa hay Đại Hàn. Thậm chí tất cả người Á châu: người Đại Hàn, người Hoa, người Đài Loan (Formosa), người Âu Lạc (Việt Nam), người Miến Điện, Campuchia, Thái Lan, v.v. Tôi đã làm cho quý vị có giá! Đó là nếu nghĩ về kinh doanh, nếu quý vị cũng muốn nghĩ theo cách đó. Nhưng điều tôi nghĩ là người Tây phương, họ rất là thành tâm. Họ từ xa xôi đến đây như vậy tới một nơi như vậy. Đất nước của họ tốt đẹp hơn. Nếu đi Âu châu, quý vị sẽ thấy ở đó thế nào. Nơi đâu trông cũng rất sạch sẽ, gọn gàng, đẹp mắt.

Vậy mà họ đến với chúng ta. Chúng ta không gọn gàng và tuyệt vời như thế, như các quốc gia Âu châu. Tôi nói với quý vị sự thật. Phải không? Đúng hay không? (Dạ đúng.) Nếu đến Âu châu, quý vị sẽ biết. Nơi đó văn minh hơn một chút. Xin lỗi đã xúc phạm quý vị. Ít ra từ bên ngoài. Nhà cửa đẹp đẽ. Nhiều khu phố vẫn còn giữ những tòa nhà cổ kính, giống như những cung điện. Kiến trúc, cách họ xây cất, cách họ thiết lập đường phố, và mọi thứ hoàn toàn tuyệt vời. Đó là kiểu quốc gia tôi thích, kiểu tòa nhà và đường phố, và xã hội có tổ chức mà tôi thích. Kiểu tôi thích. Và họ không ngại chúng ta là ai, họ thương Sư Phụ của quý vị, họ đến gặp Sư Phụ của quý vị. Dùng hết ngày nghỉ của họ, và khoản tiền tiết kiệm của họ.

Ở Âu châu, bởi vì mức sống cao hơn so với ở Đài Loan (Formosa) hoặc hầu hết các quốc gia Á châu, cho nên dù họ kiếm được nhiều tiền, họ cũng chi tiêu rất nhiều. Vì vậy, đối với họ, để mua vé đến đây, họ phải tốn rất nhiều tiền. Ở Á châu, chúng ta sống đơn giản, thanh đạm. Chúng ta không bận tâm nhiều về hình thức bên ngoài. Vì thế, chúng ta không tiêu tiền nhiều lắm, nên có thể để dành phần nào. Nhưng ở Âu châu, quý vị phải có tiêu chuẩn. Như ở Mỹ, có một bà lão, bà ấy già quá, không cắt cỏ ngoài vườn được. Cảnh sát đến bắt bà ấy đi tù. Và sau đó, những thanh niên láng giềng đến giúp bà ấy cắt cỏ mỗi tuần, để bà không phải đi tù nữa. Vậy đó!

Tôi đã từng ở trong một khu đậu xe moóc ở Bỉ. Chỉ là khu đậu cho xe moóc thôi. Một khu đất lớn, và người ta mua một chiếc xe moóc, đậu ở đó, rồi trả tiền thuê đất. Khu đất đó thuộc về một cộng đồng hoặc một người, rồi quý vị trả tiền thuê hàng năm. Không nhiều lắm. Khoảng 1.000 Âu kim hoặc cỡ đó. Nhưng cỏ trong vườn của mình, mình phải cắt tỉa. Cho dù chỉ có một mảnh cỏ vuông nhỏ cỡ này. Ý là trong bãi để xe moóc thì mình có vườn lớn bao nhiêu đâu? Tôi có mảnh đất cỏ vuông vức cỡ này, và một số hoa đã được trồng ở đó trước đây rồi. Nhưng tôi phải chăm sóc. Láng giềng kiểm tra [mình]. Họ nói với tôi: “Cô phải cắt tỉa cái này cái kia”. Bởi vì láng giềng ai cũng phải làm vậy. Khu xe moóc, tưởng tượng coi, quý vị tưởng chỉ người nghèo mới sống ở đó à. Ồ, không nhất thiết. Và rồi chó của tôi, đôi khi tôi cho họ ra ngoài thật nhanh, để họ làm chuyện riêng của họ trên mảnh đất cỏ đó. Chó, họ cào xới để che phủ bất cứ gì. Và rồi láng giềng nói: “Thấy chó đang làm gì chưa? Cô có thấy chó đang làm gì không?” Thật vậy! Tôi không nói đùa đâu! Quý vị nghĩ đó là chuyện cười à. Như thế đó. Họ sống theo luật lệ trật tự. Nhiều quốc gia đặc biệt rất nổi tiếng vì là “Ordnung”, trật tự, như Đức, Thụy Sĩ. Tất cả các quốc gia Âu châu hầu hết là như vậy. Chủ nhật, quý vị không được tạo khói, không thể đốt lá trong vườn, không thể chặt cây mà không được phép, cái gì cũng không được. Không được xả rác ra đường. Nếu họ bắt được, quý vị phải bị phạt rất nặng, rất nặng.

Và rồi [người Tây phương] đến đây. Ở đây, đôi khi chúng ta thật mất trật tự: nhảy lên để lấy đồ gia trì và chen lấn để gặp Sư Phụ. Họ không quen với những chuyện như vậy. Và chân họ dài. Tôi muốn cho họ có chỗ rộng hơn chút để còn ngồi xếp bằng được. Và quý vị có thể thấy, đôi khi họ duỗi chân ra ở đây, ở đó. Vì vậy, không phải như tôi không thương quý vị, hoặc tôi phân biệt giữa người Âu châu và người Á châu. Đối đãi tốt với họ có nhiều lợi ích cho chính họ, cũng như cho quý vị. Và tình thương của họ dành cho quốc gia quý vị cũng sẽ gia trì quốc gia quý vị. Và những người nghe được chuyện tốt từ quốc gia quý vị, về cách đối đãi đặc biệt, mến khách của quý vị dành cho họ, họ nghe được chuyện này, cũng cảm thấy rất vui vẻ. Và bầu không khí vui vẻ. Bầu không khí càng vui vẻ, thì càng tốt cho thế giới chúng ta và dĩ nhiên cho quý vị nữa. Chúng ta đang sống ở đây, sống ở cõi trần gian này.

Thế nên, quý vị phải nghĩ sâu hơn và đừng vội phê bình Sư Phụ của quý vị hoặc bất cứ ai. Có hai điều tương tự. Thật ra không tương tự, mà là khác. Nhưng ý của tôi là giữa trí huệ và thói quen hoặc thái độ phán xét của đầu óc. Quý vị phải cắt đi. Cắt nó đi.

Xem thêm
Tất cả các phần  (2/3)
Xem thêm
Video Mới Nhất
2025-01-25
319 Lượt Xem
32:34

Tin Đáng Chú Ý

11 Lượt Xem
2025-01-25
11 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android